Phóng to |
Giới thiệu các hiện vật phát hiện tại thành Hồ và thành An Thổ |
Tại di tích thành Hồ, đoàn khai quật tìm thấy hơn 100.000 hiện vật như bàn mài bằng đá, đồ gốm với nhiều biểu tượng như linga, đinh gom, gốm trang trí, hạt chuỗi, rất nhiều loại gạch, ngói hình mặt hề nam, nữ, hình sư tử, hoa sen…
Nhiều loại kiến trúc được xây dựng trong thành Hồ cũng được xác định trong lần khai quật này như đường đi trong thành, nơi chuẩn bị lễ vật, hồ nước phục vụ cho nghi lễ…
Qua các hiện vật được tìm thấy, bước đầu các cơ quan chức năng nhận định thành Hồ được xây dựng với kỹ thuật khá cao, rất có thể thành được đắp vào thế kỷ thứ II-III, đến thế kỷ thứ XV thành được đắp gia cố nâng cao hơn. Đây là một kết luận mới bởi trong các lần khai quật trước, kết luận sơ bộ cho biết thành Hồ được xây dựng từ thế kỷ V - VII.
Tại di tích thành An Thổ, đoàn khai quật thu được nhiều hiện vật với loại hình và chất liệu khác nhau như đá xây thành, ngói ống, ngói trang trí, gốm Trung Quốc, gốm Việt Nam, tiền kim loại… Kết quả đo, vẽ, chụp ảnh (ảnh qua vệ tinh) cho thấy An Thổ là một thành lũy được xây dựng kiên cố, làm công sở của chính quyền tỉnh Phú Yên xưa, có chức năng như một pháo đài có nhiệm vụ phòng thủ, bảo vệ, tiến đánh kẻ địch khi cần thiết.
Thành có kiến trúc theo kiểu Vauban - kiểu thành có xuất xứ ở Pháp cuối thế kỷ VII, được vua chúa Việt Nam tiếp thu và áp dụng. Bước đầu, các cơ quan chức năng cho rằng thành An Thổ được xây dựng vào thời Minh Mạng (từ năm 1836-1839)…
Thành Hồ vốn là trung tâm chính trị, văn hóa, xã hội của người Chăm cổ, có niên đại từ thế kỷ thứ V đến thế kỷ thứ VII, tọa lạc trên diện tích 1km2, hiện là một di tích kiến trúc Chămpa tiêu tiểu. Trong khi đó, thành An Thổ vốn là trung tâm lỵ sở của chính quyền phong kiến tỉnh Phú Yên từ đầu thế kỷ thứ IX đến đầu thế kỷ XX. Hiện Bảo tàng Phú Yên đang hoàn tất các thủ tục để trùng tu di tích này.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận