28/11/2018 15:51 GMT+7

Phụ nữ giỏi kiếm tiền dễ bị 'đòn' hơn phụ nữ sống dựa chồng

THIÊN ĐIỂU
THIÊN ĐIỂU

TTO - Và bất ngờ hơn, phụ nữ không chỉ là đối tượng bị bạo lực mà còn là người gây ra bạo lực với chồng với tỉ lệ những người chồng bị vợ bạo hành lên đến gần 20%.

Phụ nữ giỏi kiếm tiền dễ bị đòn hơn phụ nữ sống dựa chồng - Ảnh 1.

HÌnh ảnh tại triển lãm về bạo lực gia đình đang diễn ra tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam - Ảnh: THIÊN ĐIỂU

Đây là thông tin được PGS.TS Đặng Thị Hoa, phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu gia đình và giới, đưa ra tại hội thảo khoa học 10 năm thi hành luật Phòng, chống bạo lực gia đình - thực trạng và giải pháp do Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch tổ chức sáng nay, 28-11 tại Hà Nội.

Dẫn nghiên cứu của Vụ Bình đẳng giới, bà Hoa cho biết trong nghiên cứu này có 14% phụ nữ đóng góp vào kinh tế hộ gia đình nhiều hơn chồng và họ có nguy cơ cao gấp 2,4 lần về bạo lực so với những phụ nữ đóng góp vào kinh tế ít hơn chồng. Phụ nữ đóng góp bằng chồng hoặc không có đóng góp tài chính gì không có nguy cơ cao.

Giải thích về điều "trớ trêu" này, bà Hoa nói ở xã hội mà về truyền thống người chồng được cho là "trụ cột kinh tế" thì trong những gia đình có vợ kiếm tiền nhiều hơn chồng, đã tạo nên căng thẳng trong mối quan hệ gia đình và gia tăng nguy cơ bạo lực trong gia đình.

Trong trường hợp này, bạo lực được đàn ông sử dụng như cách nhằm tái khẳng định quyền lực và sự kiểm soát gia đình để bù đắp vào những đóng góp tài chính ít hơn với gia đình.

Về tỉ lệ phụ nữ bị bạo lực gia đình chung, phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu gia đình và giới cho biết có tới hơn một nửa (58%) phụ nữ Việt Nam từng là nạn nhân của ít nhất một trong ba hình thức bạo lực gia đình: thể xác, tình dục và tinh thần.

Nhưng phụ nữ không chỉ là đối tượng bị bạo lực mà còn là người gây ra bạo lực với chồng.

Số liệu thống kê từ năm 2012 đến tháng 6-2018 của Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch cho thấy tỉ lệ những người chồng bị vợ bạo hành chiếm khoảng gần 20%.

Cụ thể, tỉ lệ này qua các năm 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, 6 tháng đầu năm 2018 lần lượt là 17,3%; 20,1%; 18,09%; 16,7%; 16,6%; 18,7%; 19,3%.

Trong khi đó, số người từ 60 trở lên bị bạo lực gia đình cũng chiếm đáng kể. Năm 2012 có 2.602 vụ, năm 2016 là 1.030, năm 2017 thống kê được 615 vụ, 6 tháng đầu năm 2018 thống kê được 776 vụ.

Trẻ em trong gia đình có bạo lực sẽ tiếp tục bị bạo hành hoặc gây ra bạo hành khi lớn lên

Theo nghiên cứu của Tổng cục thống kế mà bà Hoa dẫn ra, con cái của các nạn nhân bạo lực giới cũng phải gánh chịu các hậu quả tiêu cực về sức khỏe. Chẳng hạn, trẻ có xu hướng gặp phải các vấn đề về hành vi.

Hơn 25% phụ nữ đã từng bị chồng bạo lực cho biết con cái họ thường xuyên gặp ác mộng và rất rụt rè hoặc dễ bị kích động so với gần 15% phụ nữ không bị chồng bạo lực. Hơn nữa, dường như phụ nữ từng bị chồng bạo hành cho biết con cái họ có xu hướng bỏ học hoặc lưu ban cao hơn.

Trẻ em phải chứng kiến hay bị bạo hành tại gia đình có nguy cơ cao hơn sẽ tiếp tục bị bạo hành hoặc gây ra bạo hành khi lớn lên.

Các nữ đại sứ chúc phụ nữ Việt rạng rỡ, thăng tiến

TTO - Năm nay, đại sứ các nước thành viên liên minh châu Âu, Canada, New Zealand... gửi đến người dân Việt Nam những lời chúc tốt đẹp qua các đoạn clip cực kỳ gần gũi và vô cùng đáng yêu.

THIÊN ĐIỂU
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp