Trao đổi tại một hội thảo về phụ nữ khởi nghiệp sáng 8-3 tại TP.HCM - Ảnh:N.Bình |
Tuy nhiên, tốc độ thay đổi đang bị chậm lại. Tỷ lệ này được dự báo chỉ tăng 1% so với năm 2017 và cũng chỉ tăng có 6% so với 13 năm trước đây khi mà nghiên cứu này lần đầu tiên được thực hiện.
Theo đó khảo sát 5.500 doanh nghiệp tại 36 nền kinh tế, thì tỷ lệ phụ nữ nắm giữ các vị trí cấp cao tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tăng từ 23% năm 2016 lên đến 25% năm 2017. Tuy nhiên, tỷ lệ các doanh nghiệp trong khu vực này không có phái nữ trong ban quản lý cấp cao cũng gia tăng từ 31% năm 2016 lên 35% năm 2017.
“Điều này cho thấy dù đã cải thiện đáng kể tỷ lệ nữ nắm giữ các vị trí cấp cao nhưng vẫn còn nhiều quan ngại về tăng trưởng kinh doanh các doanh nghiệp đã không phát huy tối đa các yếu tố tiềm năng”, báo cáo nhận định.
Nhìn rộng hơn, các quốc gia chiếm tỷ lệ cao nhất về số phụ nữ nắm giữ các vị trí quản lý cấp cao bao gồm: Nga, Indonesia, Estonia, Ba Lan và Philippines, ngược lại, Nhật Bản, Argentina, Ấn Độ, Đức… lại là những quốc gia nằm trong nhóm có tỷ lệ nữ ở vị trí quản lý cấp cao chiếm tỷ lệ thấp nhất khảo sát.
Năm 2017 khu vực Tây Âu thành công nhất với 38% các vị trí quản lý cấp cao được nắm giữ bởi phụ nữ và chỉ 9% doanh nghiệp không có nữ trong ban quản lý cấp cao.
Các nền kinh tế MINT (Mexico, Indonesia, Nigeria và Thổ Nhĩ Kỳ) đạt được sự cải thiện tốt nhất với tỷ lệ nữ giữ các vị trí quản lý cấp cao tăng từ 24% năm 2016 lên đến 28% năm 2017, đồng thời tỷ lệ doanh nghiệp không có nữ trong ban quản lý cấp cao giảm từ 36% năm 2016 xuống còn 27% năm 2017.
Theo Grant Thornton VN, có nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả này, như văn hóa quốc gia, khu vực doanh nghiệp đang hoạt động… nhưng còn có lý do nữa là các doanh nghiệp chưa coi vấn đề phải đa dạng về giới tính trong đội ngũ quản lý cấp cao một cách nghiêm túc. Trong khi, sự đa dạng về giới sẽ là chìa khóa dẫn đến thành công, thúc đẩy cởi mở, sáng tạo.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận