25/10/2013 09:11 GMT+7

Phụ huynh sao toàn đổ lỗi cho nền giáo dục?

Victotia Nguyen (Nguyenly_sp1003@...)
Victotia Nguyen (Nguyenly_sp1003@...)

TTO - Trong nhiều ý kiến phụ huynh phản ánh tình trạng con em mình học hành quá tải (cho bài Học sinh lớp 1 kiểm tra giữa kỳ như... thi đại học), có một ý kiến từ một bạn đọc xưng là cô giáo, cho rằng chính các phụ huynh góp phần gây nên áp lực cho con trẻ.

wNUsiuqF.jpgPhóng to
Phụ huynh đón con tại Trường tiểu học Phan Chu Trinh, Gò Vấp, TPHCM trưa 4-4 - Ảnh tư liệu

TTO trích đăng ý kiến này:

Em là một cô giáo trẻ, em ra trường được 3 năm. Em nghĩ rằng em ít tuổi hơn tất cả các anh các chị - những bậc phụ huynh. Vì vậy em xưng mình là "em".

Thưa các anh các chị - các anh chị cứ rỉ rả nói tại thầy cô, tại ngành giáo dục làm nên áp lực cho con trẻ. Các anh chị đã bao giờ tự hỏi: Mình có góp phần làm nên điều đó không?

Câu trả lời chắc chắn là có. Anh chị cũng mong muốn con mình phải học giỏi, điểm phải cao. Ngày nào bé được điểm kém các anh chị thấy có vui không. Các anh chị có săm soi, có hỏi đi hỏi lại bé sao lại bị điểm kém không, có nói rằng "cô này thầy kia chấm gắt không, sao không nương tay cho các cháu". Chắc là có đúng không?

Ngày xưa em đi học, được 2 điểm, bố em chỉ nói: không sao, mai mốt làm bài khác cao lên là được mà con.

Các anh chị biết không, em gọi học sinh lớp 10 lên bảng làm bài, không làm được, đây là lần thứ 2 em ấy lên bảng, em đã gợi ý, đã hỏi tới mấy câu khác nhau để bé có cơ hội trả lời, vậy học trò xứng đáng được bao nhiêu điểm? Em cho điểm 0 có xứng đáng không? Ngay lập tức chiều hôm đó phụ huynh gọi điện cho em hỏi: tại sao con tôi bị điểm 0?

Đấy, các anh chị đâu có chấp nhận sự thật rằng con em mình yếu.

Chuyện bị điểm kém cũng là bình thường thôi mà, có thầy cô nào để cái điểm 0 chình ình ấy mà tổng kết điểm cho học sinh nếu học sinh chịu cố gắng đâu.

Em có đi dạy kèm, em dạy cho một bé lớp 5. Chương trình sách lịch sử của lớp 5 có học về phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, Cách mạng tháng 8, nhưng người ta đâu có dùng từ “liên minh công nông" hay "tầng lớp bần cố nông “ đâu. Chỉ trong Sách giáo khoa lớp 12 hay giáo trình cho bậc đại học cao đẳng mới dùng các từ này. Phụ huynh mua 1 cuốn sách tham khảo về rồi hỏi bé những từ ấy. Tất nhiên con bé không biết, em được phụ huynh nhắn nhủ rằng: sao bé không biết gì hết trơn.

Các anh chị muốn con em mình giỏi giang cỡ nào mới chịu. Muốn chúng là thiên tài hay bách khoa tri thức? Chính các anh chị không chấp nhận năng lực thực sự của con em mình đó chứ.

Bé đi học trên trường cả ngày, tối về em dạy kèm. Sau khi kết thúc giờ học của em còn muốn bé làm thêm trong sách tham khảo khác tới 10g30 tối. Kết quả là bé mệt, phụ huynh cũng than mệt. Cuối cùng anh chị lại mang hết đổ lên thầy cô, đổ lên nền giáo dục.

Bệnh thành tích tồn tại nhiều năm rồi nhưng tại sao nó vẫn tiếp tục tồn tại, thậm chí phát triển. Nó có sự đóng góp không hề nhỏ của các anh chị - các bậc phụ huynh đó.

Tôi không tạo áp lực lên con cái

Con tôi vào lớp 1 với hành trang là thuộc lòng bảng chữ cái tiếng Việt, biết cộng trừ trong phạm vi 100.

Nhiều người khuyên và cảnh cáo rằng như vậy là chưa đủ, phải cho bé đi học thêm, đặc biệt là luyện chữ, vì bây giờ hầu như bé nào vào lớp 1 cũng biết... đọc báo rồi.

Tôi lờ tất cả những điều đó với quan niệm "Nếu tất cả các bé đều biết đọc, vậy cô giáo lớp 1 sẽ dạy cái gì?"

Hai tuần đầu trước khi khai giảng, bé được đón về nhà vào lúc 10g30, ngày nào cũng với khuôn mặt đầy sợ sệt và lo âu. Hỏi gì ở lớp bé đều từ chối trả lời.

Một tuần sau khai giảng, tôi gặp cô giáo để hỏi về tình hình học tập của con. Tôi thật sự sốc khi nghe cô nhận xét "Bé ngơ ngơ làm sao ấy chị ạ".

Hai tuần sau khai giảng, chồng tôi đi họp phụ huynh đầu năm cho bé. Về nhà, anh bắt đầu chỉ trích tôi đã không chịu cho bé đi học thêm trước để đến nỗi bây giờ bé không theo kịp bạn, kết quả là một quyển sổ liên lạc với những dòng nhận xét... đau lòng cha mẹ.

Tôi vẫn bảo vệ quan điểm của mình và nhất quyết không cho bé đi học thêm, thay vào đó là dành thời gian kèm cặp bé nhiều hơn vào buổi tối.

Đến bây giờ, sau hơn hai tháng vào lớp 1, con tôi đã bắt đầu đuổi kịp các bạn nhưng thỉnh thoảng vẫn bày tỏ nguyện vọng thích học ở nhà hơn ở lớp.

Thiết nghĩ một nền giáo dục chạy theo thành tích như vậy liệu chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện có còn có ý nghĩa?

Quan điểm của bạn trong chuyện này? Có đúng là bạn đã vô tình tạo áp lực học hành đối với con cái của mình? Bạn là "nạn nhân" hay "tòng phạm" của việc để con mình bị học hành quá tải?

Hãy chia sẻ ý kiến, câu chuyện của bạn qua email [email protected], hoặc phần Ý kiến bạn đọc ngay dưới bài viết.

Victotia Nguyen (Nguyenly_sp1003@...)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    H\u1ecdc sinh l\u1edbp 1 ki\u1ec3m tra gi\u1eefa k\u1ef3 nh\u01b0... thi \u0111\u1ea1i h\u1ecdc), c\u00f3 m\u1ed9t \u00fd ki\u1ebfn t\u1eeb m\u1ed9t b\u1ea1n \u0111\u1ecdc x\u01b0ng l\u00e0 c\u00f4 gi\u00e1o, cho r\u1eb1ng ch\u00ednh c\u00e1c ph\u1ee5 huynh g\u00f3p ph\u1ea7n g\u00e2y n\u00ean \u00e1p l\u1ef1c cho con tr\u1ebb." />
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp