Phụ huynh lúng túng và khổ sở với yêu cầu 'xác nhận cư trú' tuyển sinh đầu cấp

Nhiều bạn đọc cho biết thực tế nhiều trường vẫn yêu cầu phải xác nhận cư trú trong tuyển sinh đầu cấp tại TP.HCM, khiến phụ huynh chạy đi chạy lại như 'chong chóng'.

Phụ huynh lúng túng và khổ sở với yêu cầu 'xác nhận cư trú' tuyển sinh đầu cấp - Ảnh 1.

Hiện ghi nhận một số sự khác biệt giữa chủ trương và thực tế liên quan đến 'xác nhận cư trú' trong tuyển sinh đầu cấp tại TP.HCM - Ảnh: NHƯ HÙNG

Phản hồi dưới bài viết "Địa phương bắt phải có giấy xác nhận cư trú để tuyển sinh đầu cấp, Công an TP.HCM ra văn bản" đăng trên Tuổi Trẻ Online, nhiều phụ huynh bày tỏ bức xúc khi phải chạy vạy xin giấy xác nhận cư trú cho con đi học.

Trong khi thực tế phụ huynh đã có đầy đủ giấy tờ hợp lệ như căn cước công dân, giấy khai sinh, thậm chí thông tin chính xác trên VNeID.

Chạy lo thủ tục tuyển sinh từ trước Tết

"Con tôi vào lớp 1, có khai sinh tại địa phương, bảo hiểm y tế đầy đủ, vậy mà nhà trường vẫn yêu cầu nộp giấy xác nhận cư trú mới hoàn tất hồ sơ. Lên phường xin giấy thì cơ quan chức năng 'ngâm' tới ba tuần" - bạn đọc tên Thắng cho biết.

Nhiều phụ huynh đặt câu hỏi: Tại sao trường vẫn tiếp tục đòi giấy cư trú khi sổ hộ khẩu đã bãi bỏ? "Đã bỏ sổ hộ khẩu mà đi làm giấy tờ còn đòi giấy xác nhận cư trú" - một bạn đọc viết. 

Một số bạn đọc khác băn khoăn, những trường yêu cầu xác nhận cư trú có nguy cơ… tụt lại trong việc chuyển đổi số. "Đúng ra trường học phải đi tiên phong trong việc áp dụng công nghệ. Đằng này vẫn máy móc thủ tục, rồi lưu trữ hồ sơ giấy chất đống" - tài khoản Hoàng Xích Lô bày tỏ.

Việc đòi hỏi giấy xác nhận cư trú khiến nhiều trường hợp thuê trọ hoặc tạm trú gặp khó khăn.

"Tôi thuê trọ cố định gần 10 năm. Trước đây còn làm được sổ tạm trú, giờ chủ trọ chưa hoàn công thì không thể đăng ký được. Vậy chỉ có thông tin 'chỗ ở hiện tại' trên app thì con tôi có được xét tuyển theo khu vực không?" - bạn đọc tên Thanh Hiếu nêu thắc mắc.

Một số bạn đọc cho biết thông tin trên VNeID của con mình không chính xác, hoặc bị "lạc" sang hộ khác. Trong khi đó, dù có căn cước công dân mới và thông tin đã đúng, nhà trường vẫn không chấp nhận.

"Từ trước Tết đến giờ vẫn chưa chỉnh được thông tin, mà trường vẫn đòi giấy xác nhận cư trú hoặc ảnh chụp từ VNeID mới chịu" - bạn đọc tên Hảo cho biết.

Nên phối hợp ra sao?

Không ít bạn đọc đặt câu hỏi về việc khai thác dữ liệu.

"Nhà trường không có quyền truy cập dữ liệu cư trú. Vậy nếu không cho nộp giấy thì xác minh bằng cách nào? Phải quy định rõ ràng quy trình" - bạn đọc Tuấn ý kiến.

Bạn đọc này đề xuất: "Chỉ cần phụ huynh cung cấp số căn cước công dân hoặc mã định danh, nhà trường gửi danh sách đến cơ quan chức năng xác minh một lần là xong. Dữ liệu có sẵn, tra cứu chưa tới một phút".

Nhiều phụ huynh cũng bức xúc vì không được chấp nhận các loại bản sao đã hợp lệ. "Nhà trường còn bắt phải nộp bản sao y từ giấy khai sinh bản chính, không chấp nhận bản sao do phường cấp khi làm khai sinh" - một phụ huynh khác nêu ý kiến.

Cũng có bạn đọc xưng là giáo viên, chia sẻ góc nhìn từ phía nhà trường.

"Tôi rất ủng hộ dùng VNeID thay giấy tờ truyền thống. Nhưng thông tin trên ứng dụng phải chính xác. Phụ huynh cần hiểu rõ, cán bộ trường cũng phải được hướng dẫn đầy đủ để hỗ trợ phụ huynh một cách đúng quy định" - bạn đọc có tên hiển thị BoylzyQ viết.

Cũng có ý kiến cho rằng bất cập hiện nay xuất phát từ sự thiếu đồng bộ giữa các cơ quan quản lý.

"Nhà trường đổ lỗi không truy cập được phần mềm VNeID, nên lại đẩy phụ huynh đi xin xác nhận cư trú" - bạn đọc Long viết.

Còn bạn đọc Đức Tăng nêu quan điểm: "Cơ quan quản lý chưa phối hợp nhịp nhàng. Một nơi yêu cầu, một nơi từ chối, phụ huynh bị quay vòng như chong chóng".

Một số ý kiến khác đặt vấn đề về tính công bằng trong tuyển sinh. "Tôi thấy có trường hợp người có hộ khẩu thường trú lại không được học công lập, trong khi người tạm trú lại được. Vậy tiêu chí xét tuyển đang dựa vào đâu?" - bạn đọc Vũ Thị Liễu hỏi.

"Có gia đình đăng ký tạm trú ở nơi có trường tốt để cho con học, nên nhà trường yêu cầu xác nhận có cư trú thực tế hay không. Đây cũng là cách chống ảo, nhưng nếu đã có dữ liệu thì chỉ cần xác minh nội bộ là đủ, đâu cần bắt phụ huynh đi làm thêm giấy?" - bạn đọc Trần Thái Dũng góp ý.

Một số bạn đọc chung nhận định rằng việc học của các em cần nhận được sự hỗ trợ từ phía nhà trường, không nên bị rào cản bởi các thủ tục hành chính rườm rà. "Sao lại làm khó trẻ đủ điều chỉ vì cái giấy xác nhận? Đã có hết dữ liệu rồi, tại sao nhà trường không tự xác minh?" - bạn đọc Scarlett đặt câu hỏi.

Thông tin hiển thị không đúng, UBND cấp xã, trường lập danh sách chuyển công an kiểm tra

Theo hướng dẫn của Công an TP.HCM, đối với những trường hợp thông tin về nơi cư trú của cha, mẹ, người giám hộ, chủ hộ của học sinh trên ứng dụng VNeID hiển thị không đúng với thông tin do công dân cung cấp thì UBND cấp xã, ban giám hiệu nhà trường tiểu học, THCS lập danh sách gửi công an phường, xã, thị trấn nơi công dân cư trú để kiểm tra, xác minh thông tin cho chính xác.

Phụ huynh vẫn loay hoay với xác nhận cư trú tuyển sinh đầu cấp - Ảnh 3.TP.HCM sẽ tuyển hơn 71.000 học sinh vào lớp 10 công lập

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM cho biết các trường THPT sẽ tuyển hơn 71.000 học sinh vào lớp 10 công lập năm học 2025-2026.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp