04/04/2016 11:36 GMT+7

Phòng xử thân thiện trong Tòa gia đình và người chưa thành niên

HOÀNG ĐIỆP
HOÀNG ĐIỆP

TTO - Ngày 4-4, TAND TP.HCM chính thức ra mắt Tòa gia đình và người chưa thành niên - mô hình tòa chuyên trách xử án hôn nhân gia đình và người chưa thành niên đầu tiên ở Việt Nam.

Ông Trương Hòa Bình (thứ ba từ phải qua) tại buổi ra mắt tòa gia đình và người chưa thành niên - Ảnh: H.Điệp

Sáng 4-4, ông Trương Hòa Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Chánh án TAND Tối cao đã trao quyết đình thành lập Tòa gia đình và người chưa thành niên cho TAND TP.HCM.

“Đây là một mô hình tòa hoàn toàn mới theo xu hướng cải cách tư pháp và bảo vệ triệt để  quyền trẻ em theo Hiến pháp 2013” - bà Ung Thị Xuân Hương, Chánh án TAND TP.HCM chia sẻ với Tuổi Trẻ, ngay sau lễ ra mắt tòa này tại số 26 Lê Thánh Tôn, quận 1, TP.HCM.

* Thưa bà, là địa phương đầu tiên lập tòa chuyên trách này, TAND TP.HCM đã có những chuẩn bị gì?

- Việc thành lập tòa gia đình và người chưa thành niên nhằm để bảo vệ triệt để hơn quyền trẻ em và quyền của phụ nữ theo Hiến pháp 2013. Tòa này nó chứng tỏ sự cam kết mạnh mẽ của nhà nước ta trong vấn đề mà đảm bảo vệ quyền trẻ em trong hoạt động tố tụng.

Trong chuỗi  hoạt động tố tụng liên quan đến trẻ em thì có rất nhiều nội dung, trong đó thành lập Tòa gia đình và người chưa thành niên là hoạt động trung tâm. Cạnh đó còn có các hoạt động tố tụng đối với người chưa thành niên cụ thể.

Do điều kiện cơ sở vật chất của tòa án thành phố cũng có hạn chế, trụ sở chính đang trùng tu nên chưa tòa chuyên trách này được bố trí tại trụ sở 26 Lê Thánh Tôn.

Tòa Gia đình và Người chưa thành niên được bố trí với mô hình thân tiện, nhiều tiện ích: phòng xử, phòng tư vấn, phòng dành cho trẻ em, phòng y tế, phòng hòa giải...

Bà Ung Thị Xuân Hương - Chánh án TAND TP.HCM - Ảnh: H.Điệp

* Bà có thể nói rõ hơn mô hình thân thiện của tòa này là như thế nào?

- Phòng xét xử của tòa không giống như các phòng xử án bình thường mà sẽ có 1 cái bàn vuông, hội đồng xét xử (HĐXX) ngồi 1 bên, đối diện với đương sự. Hai bên còn lại là đại diện VKS và luật sư tham gia phiên tòa.

Việc bố trí như vậy là để không còn không khí căng thẳng tại tòa, để các đương sự có thể trình bày, như trò chuyện chứ không phải đang đối mặt tại một phiên xử.

Đối với hôn nhân, cực chẳng đã vợ chồng mới đưa nhau ra tòa, đôi khi chỉ vì vài mâu thuẫn nhỏ mà không ai chịu ai. Khi trò chuyện với HĐXX trong phòng xử, giống như việc chia sẻ cuộc sống gia đình vậy, thì có lẽ, sẽ bớt đi áp lực cho cả hai bên.

Ngoài phòng xét xử, thì còn có phòng dành cho trẻ em sẽ được bố trí các camera, để các chuyên gia tư vấn. Từ phòng này có gắn camera để các chuyên gia có thể theo dõi tâm lý, tâm trạng của các em để có thể quyết định giao con cho ai nuôi, cha hay mẹ nuôi.

Ngoài ra, thực tiễn xét xử tại TAND TP.HCM cho thấy có nhiều phiên tòa ly hôn mà cha mẹ mang con theo nhưng các cháu ở lứa tuổi còn nhỏ chưa được dự tòa thì phòng này có thể là nơi các cháu ngồi chờ cha mẹ. Các cháu có thể xem phim hoạt hình, vẽ tranh và có đồ chơi để chơi…

TAND TP.HCM đang cố gắng hết sức để có được một không gian tốt nhất cho việc xét xử án hôn nhân, gia đình và người chưa thành niên. Cơ bản, là đáp ứng được theo hướng dẫn của TAND Tối cao.

* Ngoài cơ sở vật chất, để đạt được một phiên tòa thân thiện, cần đội ngũ nhân sự xử án thân thiện. Bà có thể nói thêm về vấn đề nhân sự?

- Về nhân sự, thì tòa này có đặc thù bởi giải quyết vấn đề ly hôn thì có phụ nữ, án hình sự dành cho người chưa thành niên nên các thẩm phán được lựa chọn rất kỹ từ các tòa chuyên trách hiện tại.

Các thẩm phán được chọn là những người có kinh nghiệm trong công tác xét xử và tính tình cũng phải mềm mại, điềm tĩnh để trò chuyện và có thể lắng nghe, chia sẻ với đương sự và người chưa thành niên về các vấn đề của họ.

Khi thành lập tòa này, thì các biện phá xử lý hành chính đối với người chưa thành niên (đưa vào trường giáo dưỡng) được đưa về tòa Gia đình và người chưa thành niên để ra quyết định. Vậy nên, thẩm phán của tòa này cũng cần là người có kinh nghiệm áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

Ngoài đội ngũ thẩm phán của tòa giống như các tòa chuyên trách khác, thì tòa này cũng sẽ có thêm đội ngũ chuyên gia tâm lý và tư vấn để có thể hỗ trợ tốt nhất cho công tác hòa giải và xét xử: tâm lý trẻ em, tâm lý gia đình, tình trạng sức khỏe của đương sự để đưa ra những nhận định giúp đỡ cho thẩm phán.

Điều này thì tố tụng không bắt buộc, nhưng TAND TP.HCM vẫn đưa thêm các chuyên gia vào để có thể hỗ trợ tốt nhất cho thẩm phán. 

Để thực hiện điều này, TAND TP.HCM đã họp với Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh, Sở văn hóa thể thao và du lịch, Sở Y tế, Sở giáo dục, sở nội vụ… lập hội đồng tư vấn. 

Hội đồng tư vấn này sẽ bao gồm khoảng 20 người thay phiên nhau, khi cần sẽ mời thành viên hội đồng đến để thẩm phán tham vấn trước khi giải quyết vụ án.

Ngày 31-3 vừa qua chúng tôi đã tổ chức họp với các sở ngành, và tôi rất vui vì các Sở, ngành đều ủng hộ và thấy cần thiết. Sau đây, thì chúng tôi báo cáo UBND TP để chúng tôi có chủ trương thành lập Hội đồng.

 

* Dự kiến phiên tòa đầu tiên được xét xử là ngày nào?

- Cái này chưa thể khẳng định chắc chắn được, bởi thành lập tòa xong thì tách hồ sơ chuyển sang, rồi giao các vụ việc cho thẩm phán phụ trách. Tôi nghĩ, nhanh thì cũng phải 1 tháng nữa mới có vụ xét xử đầu tiên.

* Xin cảm ơn bà!

Ông Trần Thanh Minh làm Chánh tòa

Theo bà Ung Thị Xuân Hương - Chánh án TAND TP.HCM, án ly hôn ở tòa này chiếm gần 40% tổng sống số lượng án của TP.HCM. TAND TP.HCM sẽ bố trí khoảng 18 thẩm phán xét xử, nhưng ban đầu, Tòa gia đình và người chưa thành niên sẽ có 12 thẩm phán.

Cũng trong ngày 4-4, Chánh án TAND TP.HCM đã trao quyết định bổ nhiệm chức vụ Chánh tòa cho ông Trần Thanh Minh và phó Chánh tòa cho các ông bà: Phạm Thị Duyên, Đỗ Giang và Phạm Hồng Loan.

HOÀNG ĐIỆP
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp