Phóng to |
Nguyên nhân tạo ra phóng xạ lưu huỳnh 35 là vì nguồn nước sử dụng làm mát lò phản ứng là nước biển - Ảnh: AP |
Hãng tin AP ngày 16-8 cho biết: 15 ngày sau các khi lò phản ứng của Nhà máy Fukushima I tại Nhật Bản được làm mát, nhóm nghiên cứu thuộc Đại học California ở San Diego đã phát hiện ôxít lưu huỳnh có chứa phóng xạ lưu huỳnh 35 cao bất thường thường tại San Diego. Giai đoạn phát hiện lưu huỳnh từ ngày 28-3 tới 1-4.
Tuy nhiên, giáo sư ngành hóa học Mark Thiemens - người đứng đầu nhóm nghiên cứu - trấn an dân chúng rằng lượng phóng xạ rất nhỏ và không thể gây hại đến sức khỏe con người.
Đối với ý nghĩa khoa học thì đây là một phát hiện thú vị "vì lò phản ứng không tạo ra lưu huỳnh", giáo sư Thiemens nói.
Báo USA Today trích lý giải về hiện tượng trên của nhóm nghiên cứu rằng khi những lò phản ứng ở Fukushima bắt đầu nóng lên, vì hệ thống làm mát đã bị hỏng nên người ta phải sử dụng nước biển để giội lên. Từ đó xảy ra những phản ứng khiến các nguyên tử clo trong nước biển kết hợp với hạt neutron trong lò phản ứng và biến đổi thành một loại phóng xạ của lưu huỳnh là sulfur 35.
Sở dĩ ông Thiemens phát hiện phóng xạ mặc dù nồng độ thấp như vậy vì phòng thí nghiệm của ông đã tập trung đo lường lượng lưu huỳnh trong không khí từ các thành phần khí hậu và khí thải đến từ châu Á và tới Mỹ bắt đầu từ năm 2009 tới nay.
Cũng theo AP, một lượng nhỏ phóng xạ iodine sau đó đã được phát hiện trong các mẫu sữa tại California, Colorado, Connecticut và Massachusetts sau sự kiện ngày 11-3. Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ nói nồng độ phóng xạ rất nhỏ và không gây nguy hại tới sức khỏe con người.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận