19/04/2019 16:39 GMT+7

Phong trào 'chống văcxin' làm lây lan những bệnh dịch có thể ngừa

L.ANH
L.ANH

TTO - Phát biểu sáng nay 19-4 nhân khởi đầu Tuần lễ Tiêm chủng 2019, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam đánh giá trì hoãn tiêm văcxin đang là "mối đe dọa với y tế toàn cầu năm 2019".

Phong trào chống văcxin làm lây lan những bệnh dịch có thể ngừa - Ảnh 1.

Đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại VN (bên phải ảnh) thăm buổi tiêm chủng tại xã Tượng Sơn, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh ngày 19-4 - Ảnh: THÚY ANH

Theo vị này, ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam đang có tình trạng cha mẹ trì hoãn tiêm văcxin cho con do hoài nghi về tầm quan trọng, tính an toàn của văcxin và tiêm chủng.

"Tại Việt Nam, năm 2018 đã có khoảng 87.000 trẻ dưới 1 tuổi chưa được tiêm chủng, đa số các cháu ở vùng sâu, vùng xa, nhưng cũng có những cháu ở thành phố lớn, do trào lưu "chống văcxin" bắt nguồn từ các thông tin sai lệch liên quan đến văcxin. Chúng tôi đã quan sát thấy đã lan đến Việt Nam" - vị này cho biết.

Theo WHO, tiêm chủng là quyền của trẻ em, việc trẻ không được tiêm chủng tạo ra các khoảng trống nguy cơ lây lan bệnh truyền nhiễm.

Gần đây, Papua New Guinea có 26 trẻ mắc bệnh bại liệt sau gần 2 thập kỷ công bố thanh toán căn bệnh này. Từ 2018, số ca mắc sởi tăng đột biến trên toàn cầu, trong đó khu vực tây Thái Bình Dương với 11 quốc gia đang báo cáo số mắc sởi tăng. Philipines đang trải qua đợt bùng phát dịch sởi lớn.

Tuần lễ Tiêm chủng là hoạt động nhằm cổ vũ việc tiêm chủng cho trẻ được tổ chức thường niên tại Việt Nam.

Theo Bộ Y tế, mặc dù tỷ lệ tiêm chủng trên toàn quốc vẫn duy trì ở mức cao, nhưng đã có tình trạng trì hoãn với tiêm chủng để "thuận theo tự nhiên", cha mẹ không nắm được lịch tiêm chủng hoặc e ngại phản ứng sau tiêm.

Theo bà Dương Thị Hồng, phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, nếu tiêm chủng đạt tỷ lệ thấp, không đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng trong cộng đồng, có nguy cơ hàng rào miễn dịch sẽ bị phá vỡ, nhiều bệnh dịch đã bị khống chế, loại trừ sẽ quay lại hoặc làm lây lan mạnh các căn bệnh đang lưu hành.

Theo bà Hồng, Mỹ đã công bố loại trừ bệnh sởi từ năm 2000 nhưng tỷ lệ tiêm chủng ngừa sởi giảm khiến dịch sởi quay lại trong các tháng đầu 2019 và là vụ dịch sởi tồi tệ nhất trong 27 năm qua ở Mỹ.

Tại Châu Âu ghi nhận gần 8600 ca mắc sởi, 33 ca tử vong trong vòng 1 năm qua, trong đó có nhiều trẻ mắc bệnh ở Pháp, Ý, Đức, Romanie do cha mẹ từ chối tiêm chủng.

TP.HCM kiểm tra việc kinh doanh, bảo quản và sử dụng văcxin

TTO - Mọi tổ chức, đơn vị kinh doanh văcxin, bệnh viện, cơ sở khám bệnh công lập, ngoài công lập có liên quan đến văcxin đều sẽ bị kiểm tra từ nay đến tháng 7-2019.

L.ANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp