Một cuộc biểu tình Black Lives Matter ở Washington, Hoa Kỳ, tháng 11-2020 - Ảnh: REUTERS
Trong đơn đề cử, ông Eide cho biết phong trào BLM đã buộc các quốc gia bên ngoài nước Mỹ đối mặt với nạn phân biệt chủng tộc trong chính xã hội của họ.
"BLM đã nâng cao nhận thức và ý thức toàn cầu về sự bất công chủng tộc", nghị sĩ Eide nói.
Petter Eide, người trước đây đã đề cử Nobel hòa bình các nhà hoạt động nhân quyền từ Nga và Trung Quốc, cho biết điều khiến ông ấn tượng về BLM là cách phong trào "có thể huy động mọi người từ các nhóm xã hội".
"Trao giải thưởng hòa bình cho BLM, với tư cách là lực lượng toàn cầu chống lại bất công chủng tộc, sẽ gửi đi một thông điệp mạnh mẽ rằng hòa bình được xây dựng trên bình đẳng, đoàn kết, nhân quyền và tất cả các quốc gia phải tôn trọng những nguyên tắc cơ bản đó", đề cử của Eide kết luận.
Nghĩ sĩ Na Uy Petter Eide, người đề cử giải Nobel hòa bình cho phong trào Black Lives Matter - Ảnh: Quốc hội Na Uy
Theo tờ The Guardian, phong trào BLM ra đời vào năm 2013 bởi Alicia Garza, Patrisse Cullors và Opal Tometi nhằm phản đối việc tuyên bố trắng án cho người đàn ông đã bắn người da màu Trayvon Martin ở Mỹ.
BLM được biết đến rộng rãi hơn vào năm 2014 sau cái chết của 2 người da màu Michael Brown và Eric Garner, đồng thời là nguồn gốc của một loạt cuộc biểu tình trên toàn cầu vào năm 2020 sau cái chết của George Floyd và Breonna Taylor.
Bất kỳ chính trị gia nào làm việc ở cấp quốc gia đều được đề cử giải Nobel hòa bình và chỉ được dùng 2.000 từ để mô tả đề cử.
Hạn chót nộp hồ sơ năm nay là ngày 1-2 và đến cuối tháng 3 sẽ có danh sách đề cử rút gọn. Người chiến thắng được chọn vào tháng 10 và lễ trao giải dự kiến diễn ra ngày 10-12.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận