16/04/2007 14:21 GMT+7

Phòng trà Sài Gòn "thế hệ 2"

Theo TRÍ DŨNG - Sài Gòn Tiếp Thị
Theo TRÍ DŨNG - Sài Gòn Tiếp Thị

Đầu tháng 4, phòng trà ATB đóng cửa trong sự tiếc nuối của bà chủ Ánh Tuyết, và khán giả cũng đã được báo trước sẽ có một phiên bản ATB mới, ở xa trung tâm thành phố hơn. “Xa trung tâm thành phố”, ấy cũng là xu hướng mới của các phòng trà “thế hệ thứ hai”, và không chỉ có thế...

up6hLkeC.jpgPhóng to
Ca sĩ Hồng Hạnh trong một đêm diễn tại phòng trà Planet
Đầu tháng 4, phòng trà ATB đóng cửa trong sự tiếc nuối của bà chủ Ánh Tuyết, và khán giả cũng đã được báo trước sẽ có một phiên bản ATB mới, ở xa trung tâm thành phố hơn. “Xa trung tâm thành phố”, ấy cũng là xu hướng mới của các phòng trà “thế hệ thứ hai”, và không chỉ có thế...

Phòng trà ATB đóng cửa, khép lại chuỗi thoái trào của các phòng trà “thế hệ 1”, tất cả đều với lý do… mặt bằng: Tiếng Tơ Đồng, Đồng Dao, M&Tôi. Thực tế ấy cho thấy, phòng trà với tiêu chí nào – vị nghệ thuật hay vị “đủ thứ” – thì cũng vẫn cứ phải nhường bước trước các thế lực kinh tế mạnh hơn.

Giờ đây, khán giả đã không còn coi phòng trà ca nhạc như hình thức giải trí được ưu tiên hàng đầu. Các phòng trà lại bị bế tắc sau thời gian dài vừa lo o bế ca sĩ ngôi sao vừa lo chiều chuộng các khán giả thị hiếu thất thường. Những người còn tâm huyết với loại hình biểu diễn này, phải xem lại cách thức hoạt động của mình, hòng mong khai thác được một tầng lớp khán giả thực sự trọng thưởng thức âm nhạc hơn là nhu cầu thể hiện bản thân. Và sự “xem lại” ấy thể hiện rõ trước tiên ở hai phòng trà “xa trung tâm”: Văn Nghệ và Lạc Cầm.

Những đêm nhạc khá đông khách ở một phòng trà… xa xôi như Văn Nghệ (Lam Sơn, Bình Thạnh), thậm chí trong những đêm nhạc của ca sĩ kén người nghe như Tùng Dương, cho thấy những nhà tổ chức ở đây đã rất biết nhìn trước nhu cầu của một lớp khán giả ít… ra mặt, và họ thành công.

Về địa điểm, Văn Nghệ khá khuất nẻo, nhưng nơi đây may mắn phần nào do danh tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy, dẫu sao, nhiều khán giả vẫn nghĩ đây là phòng trà của gia đình Phạm Duy.

Tuy nhiên, danh thơm ấy không thể khai thác mãi. Những đêm nhạc gần đây của Văn Nghệ, với sự xuất hiện trở lại của những cái tên một thời vang bóng, đã lâu không “công khai”, như Giang Tử, cho thấy một hướng đi độc đáo của nơi này.

Ở một nơi cũng rất khuất nẻo, có một phòng trà mới toanh: Lạc Cầm (Ngô Tất Tố, Bình Thạnh). Sinh sau đẻ muộn nên dù sở hữu một không gian phải nói là đẹp nhất trong các phòng trà hiện nay ở Sài Gòn, nhưng Lạc Cầm mới đang ở bước đi tìm khán giả, và đã có những đêm nhạc họ tìm được trúng đối tượng khán giả của mình.

Gần đây nhất là đêm nhạc của ca sĩ Mai Khôi, khi rất nhiều khách “vãng lai” tò mò tìm đến và “kết” luôn nơi này. Trước đó, kỷ lục đông khách rơi vào… đêm giao thừa Tết Đinh Hợi vừa qua khi số khách vượt quá sức chứa của phòng trà mấy lần, bởi đây là địa điểm lý tưởng nhất để xem… bắn pháo bông.

Điểm đặc biệt ở Lạc Cầm là khán phòng gần với một phòng khách (lounge) hơn là dạng cà phê hay nhà hát, và âm thanh thì không chói tai. Nơi đây chủ yếu chơi nhạc phong cách acoustic, không ồn ào, ca sĩ có khi vừa chơi đàn vừa hát, thỉnh thoảng lại có những “khách mời” bất ngờ, như mới đây là Vân Quỳnh.

rNadk2x3.jpgPhóng to HTVnrCDf.jpg
Ca sĩ Vân Quỳnh Xuân Phú tại phòng trà Lạc Cầm

Nghe nói tới đây phòng trà ATB sẽ được dời lên Phú Nhuận. Như vậy, khu vực này và vùng giáp ranh Tân Bình hẳn sẽ sớm hình thành một “vùng phòng trà” mới. Hiện nay, đã có phòng trà Tiếng Dương Cầm của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 (đường Nguyễn Trọng Tuyển). Sắp tới có thể sẽ thêm một phòng trà mới của ca sĩ Duy Quang ở gần sân bay, cộng với chuỗi cà phê lớn dọc đường Nguyễn Văn Trỗi thi thoảng vẫn có biểu diễn ca nhạc, rất có thể khu vực này sẽ là “đối trọng” đáng gờm của các phòng trà quận 1 khi mà con đường từ sân bay về trung tâm thành phố được chỉnh trang xong.

Sự phát triển của cung đường giải trí này hẳn sẽ kích thích các khu vực khác, như đường Cách Mạng Tháng Tám, trước nay vẫn chỉ có Planet một mình một chợ, vì thế mà chưa thể đông khách bằng kiểu “buôn có bạn...”.

Khi đã nhắm tới đối tượng thực sự muốn nghe nhạc, và nắm được cách để khách đến với mình, các phòng trà không còn lo ngại khoảng cách xa gần nữa, chưa kể đối tượng khán giả “láng giềng” cũng rất lớn, chứ không chỉ trông chờ vào Việt kiều hay khách từ Hà Nội.

Ở khu vực trung tâm, thế chân kiềng hiện vẫn khá vững chắc với 3 cái tên: 2B, Không Tên và Sóng Nhạc. 2B chuyển gu, hạn chế mời ngôi sao, hy vọng xây dựng không gian nghe nhạc thuần tuý như bà chủ Mỹ Hạnh từng mơ lâu nay. Không Tên tiếp tục đường lối của M&Tôi ngày trước còn Sóng Nhạc thì thiên về các ca sĩ trẻ nhiều hơn.

Tuy nhiên, cả 3 “đại gia” này đều sẽ phải dè chừng “phiên bản mới” của M&Tôi, nay được nhượng quyền cho các nhân vật khác phát triển, đang xây dựng cơ ngơi ở đường Phạm Ngọc Thạch (quận 3), không lâu nữa sẽ khai trương. Sự cạnh tranh khi ấy mới thực là quyết liệt, sau thời gian yên ả tạm thời lúc các phòng trà lớn đóng cửa.

Vậy là những ca sĩ hát hàng đêm, sẽ không còn lo lắng chuyện không có chỗ… kiếm tiền. Nhưng chắc chắn, sau một cuộc “dâu bể”, hẳn cả hai bên – phòng trà và ca sĩ – sẽ phải có những tính toán phù hợp hơn để cùng tồn tại trước một viễn cảnh, như đã nói: phòng trà ngày một nhiều lên, còn khán giả của phòng trà thì… vẫn thế!

Theo TRÍ DŨNG - Sài Gòn Tiếp Thị
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp