23/03/2023 15:06 GMT+7

Phóng tên lửa in 3D đầu tiên trên thế giới

Sáng 23-3 (giờ Việt Nam), tên lửa in 3D đầu tiên trên thế giới đã được phóng thành công dù không đạt được quỹ đạo như dự kiến.

Phóng tên lửa in 3D đầu tiên trên thế giới - Ảnh 1.

Tên lửa Terran 1 của Relativity Space trên tổ hợp phóng tại Trạm không quân Mũi Canaveral - Ảnh: Relativity Space

Theo CNBC, tên lửa in 3D có tên Terran 1 đã được phóng vào 23h25 ngày 22-3 theo giờ miền Đông nước Mỹ (10h25 sáng 23-3 giờ Việt Nam), từ Trạm không quân Mũi Canaveral, bang Florida. 

Tên lửa này do công ty khởi nghiệp hàng không vũ trụ tư nhân Relativity Space trụ sở tại California (Mỹ) phát triển.

"Bước tiến đáng kể"

Relativity Space cho hay tên lửa đã bay trong khoảng 3 phút. Nó đã hoàn thành một mục tiêu quan trọng là vượt qua điểm có áp suất khí quyển tối đa trong quá trình phóng lên quỹ đạo, được gọi là Max Q.

Dù vậy, động cơ tên lửa đã bị nổ và không hoạt động ngay sau khi tầng 2 tên lửa tách khỏi tầng 1.

Giám đốc phụ trách phóng tên lửa, Clay Walker, xác nhận có một "sự cố bất thường" ở tầng 2, và họ sẽ đưa ra "các bản cập nhật trong những ngày tới" sau khi phân tích dữ liệu chuyến bay.

Mặc dù không đạt được quỹ đạo đề ra, vụ phóng thành công tên lửa Terran 1 đã chứng minh tên lửa in 3D có thể chịu được sự khắc nghiệt của quá trình phóng lên và bay vào vũ trụ. Đồng thời cho thấy một bước tiến đáng kể của công ty.

Trước đó Relativity Space đã 2 lần hoãn phóng tên lửa (dự kiến ngày 8-3 và 11-3) do các vấn đề kỹ thuật.

Tên lửa in 3D đầu tiên trên thế giới 

Phóng tên lửa in 3D đầu tiên trên thế giới - Ảnh 3.

Ngọn lửa xanh từ tên lửa Terran 1, được sinh ra bởi hỗn hợp khí oxy lỏng và khí tự nhiên hóa lỏng, khi được phóng lên quỹ đạo - Ảnh: Relativity Space

Tên lửa Terran 1 cao 33,5m, đường kính 2,2m. Khoảng 85% các thành phần của tên lửa này được tạo ra bằng phương pháp in 3D dựa trên vật liệu hợp kim. 

Tên lửa hoạt động nhờ các động cơ Aeon, sử dụng khí oxy lỏng và khí tự nhiên hóa lỏng - được kỳ vọng là "chất đẩy tên lửa trong tương lai" - có khả năng cấp nhiên liệu cho tên lửa đi đến tận sao Hỏa.

Theo Relativity Space, Terran 1 là vật thể in 3D lớn nhất từ trước đến nay và được sản xuất bằng máy in kim loại 3D lớn nhất thế giới. Nó có số bộ phận ít hơn 100 lần so với tên lửa truyền thống. Chi phí và thời gian chế tạo tên lửa cũng ngắn hơn, chỉ khoảng 60 ngày.

Tên lửa được thiết kế để có thể đưa khối lượng 1.250kg vào quỹ đạo thấp của Trái đất. Phiên bản cải tiến của nó dự kiến sẽ cao gấp đôi (66m) và chở được 20 tấn.

Chi phí cho mỗi lần phóng tên lửa vào khoảng 12 triệu USD, theo thông tin từ công ty. 

Để so sánh, tên lửa Falcon 9 của SpaceX có thể chở 22 tấn và chi phí khoảng 67 triệu USD.

Tên lửa siêu vượt âm của Trung Quốc gây sức ép lên MỹTên lửa siêu vượt âm của Trung Quốc gây sức ép lên Mỹ

Tên lửa siêu vượt âm mới trên biển, trên không và trên đất liền của Trung Quốc đang được xem là mũi đinh ba đáng gờm chống lại lực lượng Mỹ.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp