Theo bác sĩ Hồng Hà, phòng nha học đường có chức năng điều trị và dự phòng sâu răng, làm giảm tối thiểu tình trạng sâu răng, viêm nướu, răng mọc lệch lạc và tuyên truyền giáo dục vệ sinh răng miệng cho học sinh.
Tuy nhiên, năm 2013-2014 tại TP.HCM chỉ còn 133 phòng nha học đường, giảm 24 phòng so với năm học 2012-2013. Số bác sĩ răng hàm mặt và y sĩ răng trẻ em cũng giảm liên tục, năm 2013-2014 chỉ còn 18 bác sĩ và 106 y sĩ răng hàm mặt.
Nguyên nhân là do các bác sĩ không thiết tha làm công tác nha học đường vì lương thấp; phòng nha khoa tư nhân mọc lên nhiều với chế độ đãi ngộ tốt, lương cao đã thu hút hết nhân sự làm công tác nha học đường; không có chế độ chính sách rõ rệt về lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội cho cán bộ phụ trách nha học đường; một số quận không còn cho thu trợ phí nha học đường dẫn đến phòng nha học đường cố định không có kinh phí mua thuốc và trả lương cho nhân viên y tế nên phải đóng cửa hàng loạt.
Ngoài ra, Luật khám chữa bệnh quy định chỉ có bác sĩ răng hàm mặt mới được cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh, các nhân sự khác (y sĩ răng trẻ em, y sĩ đa khoa định hướng răng hàm mặt, điều dưỡng nha khoa…) chỉ được cấp chứng chỉ điều dưỡng.
Vì vậy các phòng nha học đường cố định, các đội nha học đường lưu động sẽ không có nhân sự làm việc.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận