01/08/2017 16:20 GMT+7

​Phòng ngừa các biến chứng mạn tính của bệnh đái tháo đường

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM
Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM

Đái tháo đường là một bệnh mạn tính xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc cơ thể không thể sử dụng insulin một cách có hiệu quả.

Người bị đái tháo đường không thể hấp thu đường từ máu vào trong các tế bào làm cho đường huyết tăng, tăng đường huyết kéo dài làm tổn thương các mô trong cơ thể, các tổn thương có thể gây ra các biến chứng đe dọa tính mạng của bệnh nhân.

- Đối với đái tháo đường tuýp 1: thời gian phát hiện biến chứng là 5 năm sau phát bệnh.

- Đái tháo đường tuýp 2: khi phát hiện đái tháo đường là bệnh nhân đã có biến chứng vì vậy cần phải tầm soát biến chứng khi mới phát hiện đái tháo đường.

1. Biến chứng thận

Đái tháo đường là nguyên nhân chính dẫn đến suy thận, mức độ tổn thương từ nhẹ là tiểu đạm cho đến suy thận mạn. Để phát hiện sớm bệnh thận cần tìm albumin trong nước tiểu, theo dõi chức năng thận mỗi 6-12 tháng.

Phòng ngừa: Kiểm soát tốt đường huyết, huyết áp, rối loạn mỡ máu. Sử dụng thuốc có tác dụng ngăn ngừa tiến triển của bệnh thận như thuốc ức chế men chuyển, thuốc ức chế thụ thể angiotensin II.

2. Biến chứng mắt

Đái tháo đường làm gia tăng bệnh võng mạc hay đục thủy tinh thể dẫn đến mù lòa. Cần khám mắt định kỳ mỗi 6-12 tháng, soi hoặc chụp đáy mắt để phát hiện bệnh võng mạc.

Xử trí: Khi phát hiện bệnh võng mạc có thể can thiệp bằng Laser quang đông, thuốc ức chế tăng sinh.

3. Biến chứng thần kinh ngoại biên

Là biến chứng thường gặp, bệnh nhân thường có cảm giác tê rát, châm chích 2 chân, mất cảm giác ở bàn chân, bệnh nhân không nhận biết cảm giác nóng, đau. Bàn chân khô, nứt, xuất hiện các vết chai tại các vị trí chịu lực tì đè.

Xử trí: Điều trị biến chứng thần kinh ngoại biên bằng thuốc chống động kinh, thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau....

4. Biến chứng tim mạch

Đái tháo đường gây ra các biến chứng tim mạch như hẹp động mạch vành do xơ vữa mạch máu gây ra thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, suy tim.

Xử trí: Thuốc, can thiệp mạch vành hay mổ bắt cầu mạch vành.

Phòng ngừa: Kiểm soát đường huyết, mỡ máu và huyết áp.

5. Biến chứng mạch máu ngoại biên

Do xơ vữa động mạch làm tắc hẹp động mạch chi dưới dẫn đến thiếu máu chi dưới, có thể gây ra hoại tử bàn chân. Bệnh nhân đau khi đi lại nhiều, giảm đau khi nghỉ ngơi.

Xử trí: Điều trị bằng thuốc tăng tưới máu tới chi dưới hay phẫu thuật tái thông mạch máu.

6. Biến chứng mạch máu não

Hẹp hay tắc động mạch não gây thiếu máu não, xuất huyết não để lại di chứng, tàn phế.

Phòng ngừa: Kiểm soát huyết áp, mỡ máu, đường huyết, can thiệp động mạch não.

7. Biến chứng bàn chân đái tháo đường

Thường gây tàn phế do đoạn chi. Tổn thương bàn chân đái tháo đường liên quan đến: biến chứng thần kinh ngoại biên, biến chứng động mạch ngoại biên, nhiễm trùng.

Phòng ngừa loét chân:

- Không hút thuốc lá.

- Không đắp hay bó thuốc nam vào bàn chân.

- Không tự xử lý vết chai.

- Không chườm nóng hoặc ngâm chân vào nước nóng.

- Khám bác sĩ khi có tổn thương bàn chân.

- Kiểm soát tốt đường huyết.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Chủ đề: đái tháo đường
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp