Theo ông Nguyễn Văn Dung - phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội, ngoài hành nghề không phép, bác sĩ Phạm Anh Sơn, trưởng khoa nhi Bệnh viện Đa khoa huyện Thường Tín, còn có các hành vi vi phạm quy chế chuyên môn khác như bán thuốc và tiêm thuốc tại phòng khám Hương Sơn.
Phóng to |
Đại diện Sở Y tế Hà Nội trong cuộc gặp với báo giới chiều nay. Từ trái qua: bà Trần Nhị Hà, trưởng phòng quản lý hành nghề tư nhân; ông Nguyễn Văn Dung, phó giám đốc sở; ông Nguyễn Việt Cường, chánh thanh tra sở - Ảnh: Thúy Anh |
Rất nhiều câu hỏi đã được đại diện các báo đặt ra cho Sở Y tế Hà Nội trong cuộc họp chiều nay 25-11, liên quan đến xử lý kỷ luật bác sĩ Phạm Anh Sơn hành nghề không phép, làm một bé trai 16 tháng tuổi tử vong hôm 20-11.
Điều làm nhiều người giật mình là chính bác sĩ Sơn từng hành nghề không phép tại phòng khám riêng vào tháng 6-2013 làm một trẻ khác tử vong.
Tuy nhiên, do gia đình bệnh nhi không đồng ý giải phẫu tử thi, vụ việc được chuyển về Bệnh viện Đa khoa Thường Tín xử lý hành chính, cuối cùng bác sĩ Sơn chỉ bị xử phạt 17,5 triệu đồng, kèm cam kết không tiếp tục hành nghề không phép tại phòng khám riêng.
Sau vụ việc này, ông Sơn tiếp tục hành nghề và lại có tai biến xảy ra làm bé trai A.Q. 16 tháng tuổi tử vong sau tiêm kháng sinh hôm 20-11.
"Bác sĩ hành nghề không phép sau khi đã bị xử phạt, được yêu cầu ngừng hành nghề trái phép và bác sĩ đã viết cam kết là vi phạm nghiêm trọng. Tuy nhiên, việc xử lý hành vi này như thế nào, sau này có tiếp tục cấp phép hành nghề cho phòng khám của bác sĩ Sơn hay không…, Sở Y tế Hà Nội phải chờ Bộ Y tế xem xét, quyết định" - ông Nguyễn Văn Dung, phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội, nói.
Vụ việc của bác sĩ Sơn đang làm dư luận Hà Nội cực kỳ lo ngại về việc quản lý bác sĩ công hành nghề tư nhân ngoài giờ, do có một tỉ lệ khá lớn là hành nghề không phép.
Ở một khía cạnh khác, theo phản ảnh của nhiều bác sĩ, từ giai đoạn đầu tư, thuê mặt bằng, tuyển nhân viên đến việc phòng khám được cấp phép hoạt động thường kéo dài 6 tháng đến 1 năm, thậm chí có trường hợp trên 1 năm, khó khăn cho nhà đầu tư nên nhiều bác sĩ “ngại” thủ tục, hoặc trong thời gian chờ đợi thì cứ hành nghề ngoài giờ rất khó quản lý.
Theo bà Trần Nhị Hà - trưởng phòng quản lý hành nghề, thời gian qua Sở Y tế Hà Nội đã cấp 14.000 giấy phép hành nghề cho các bác sĩ, người có bài thuốc gia truyền, bệnh viện công thuộc thẩm quyền của sở…
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận