29/12/2017 13:13 GMT+7

Phòng bệnh viêm đại tràng

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe Sóc Trăng
Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe Sóc Trăng

Khi bị viêm đại tràng, trong thành đại tràng có các ổ viêm loét, viêm nhiễm - đây là nơi cư trú của các vi khuẩn gây hại.

Phòng bệnh viêm đại tràng - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: emaze.com

Viêm đại tràng là một bệnh không chỉ làm người bệnh cảm thấy khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt, ăn uống kém, gầy yếu, sút cân... mà bệnh còn xảy ra biến chứng có thể đe dọa tới tính mạng.

Đại tràng hay còn gọi là ruột già, đây là phần cuối cùng của đường ống tiêu hóa trong cơ thể, là nơi nhận thức ăn đã được tiêu hóa và hấp thụ ở ruột non, có chức năng hấp thu nước và muối khoáng một lần nữa cùng với sự tiếp sức của lợi khuẩn; ngoài ra, đại tràng có chức năng co bóp để tống lượng phân xuống trực tràng và ra ngoài.

Khi bị viêm đại tràng, trong thành đại tràng có các ổ viêm loét, viêm nhiễm - đây là nơi cư trú của các vi khuẩn gây hại. Chúng sinh sản, phát triển và sinh ra độc tố làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột gây ra rối loạn tiêu hóa thường xuyên. Khi lợi khuẩn chết, lớp lông mao trên thành ruột già cũng trơ đi, không còn lớp lá chắn bảo vệ, dễ bị các chất độc hại tấn công gây viêm loét trở lại, làm cho đại tràng phù nề và tình trạng viêm sẽ cản trở sự hấp thu nước từ thức ăn gây ra tình trạng tiêu chảy do nước không được hấp thu vào đại tràng. Mủ và chất tiết của đại tràng tăng tiết, máu chảy từ các vết loét hay trợt từ lòng đại tràng theo phân ra ngoài. Bệnh thường có những biểu hiện điển hình như:

- Rối loạn tiêu hóa kéo dài: Đi ngoài phân lúc táo bón, lúc lỏng. Phân thường nát, không thành khuôn, đi từ 2 đến 6 lần trong ngày. Bệnh nhân thường cảm thấy không thoải mái sau khi đi đại tiện, hoặc có cảm giác mót rặn muốn đi đại tiện nữa.

- Bụng trướng hơi khu trú dọc khung đại tràng, bệnh nhân luôn cảm thấy căng tức, khó chịu.

- Đau bụng: Là triệu chứng hay gặp, thường đau ở phần dưới bụng hoặc dọc khung đại tràng. Đau tăng sau khi ăn và trước khi đi đại tiện. Sau khi trung tiện (xì hơi) hoặc đi đại tiện thì giảm đau.

Các triệu chứng này càng nặng hơn khi người bệnh ăn các thức ăn lạ, tanh, sống, có dầu mỡ hoặc uống rượu, bia. Đặc biệt, việc sử dụng quá nhiều kháng sinh khiến lợi khuẩn suy giảm, chết làm cho bệnh sẽ trầm trọng.

Nguyên nhân của bệnh là do ăn, uống các loại thức ăn, thức uống có các loại vi khuẩn (như Shigella, Salmonella), vi sinh vật (như Amip, Lamblia), ký sinh trùng (như giun đũa, giun kim, giun tóc và các loại sán ruột); do chế độ ăn uống không điều độ kéo dài hoặc các thức ăn gây kích thích, tổn thương niêm mạc ruột; táo bón kéo dài.

Để phòng bệnh viêm đại tràng, chúng ta cần thực hiện các biện pháp sau: Ăn chín uống sôi; ăn đa dạng rau, quả, trứng, sữa, cá, thịt; rửa tay bằng xà phòng với nước sạch trước khi ăn, trước khi chế biến thức ăn, thức uống, sau khi đi tiểu, đại tiện; không nên ăn tiết canh, rau sống chưa rửa kỹ; nên tẩy giun 6 tháng một lần; một ngày dành ít nhất 30 phút để tập thể dục; nên hỗ trợ thường xuyên cho hệ tiêu hóa bằng men tiêu hóa như ăn sữa chua (yogurt)... - nó giúp hệ tiêu hóa được khỏe mạnh. Ngoài các biện pháp để phòng bệnh, khi bị bệnh, cần phải khám bác sĩ chuyên khoa để điều trị dứt điểm, tránh bệnh diễn tiến nặng thành viêm đại tràng mãn tính, thậm chí gây biến chứng ung thư đại tràng.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe Sóc Trăng
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp