Khách mời chụp ảnh cùng ông Lê Thế Chữ - Tổng Biên tập báo Tuổi Trẻ - Ảnh: Hoàng Đông
Buổi tọa đàm do báo Tuổi Trẻ và với Tổng công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC) phối hợp tổ chức.
Ngầm hóa lưới điện và cáp viễn thông góp phần nâng cao năng lực cung ứng điện, đảm bảo an toàn, mỹ quan đô thị, cải thiện môi trường sống cho người dân thành phố. Trong thời gian qua đã có sự phối hợp đồng bộ giữa các đơn vị.
Nhà báo Trần Xuân Toàn - Ủy viên ban biên tập báo Tuổi Trẻ đặt vấn đề về tầm quan trọng của việc ngầm hóa, đồng thời đặt vấn đề giải pháp.
Những khu đô thị mới đã ra quy định ngầm hóa lưới điện và cáp, khu đô thị cũ sẽ xử lý ra sao để lộ trình ngầm hóa lưới điện và cáp viễn thông đến năm 2020, nội đô thành phố đạt 90% mục tiêu.
Nhà báo Lê Thế Chữ - Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ phát biểu mở đầu buổi tọa đàm - Ảnh: Hoàng Đông
Theo đó, ông Lê Quốc Cường - Phó Giám đốc Sở thông tin truyền thông TP.HCM đã đánh giá sơ bộ về tiến độ, tình hình, lộ trình thực hiện của công tác ngầm hóa trong thời gian qua.
Theo đánh giá chung, UBND chỉ đạo ngành điện và viễn thông phối hợp, tuy nhiên những năm đầu khá chậm do ngầm hóa riêng lưới điện thì khá dễ (vì điện có hệ thống) nhưng khi kết hợp với viễn thông thì không dễ dàng.
Vấn đề chậm tiến độ là vấn đề lớn nhất đặt ra hiện nay, bên cạnh đó công tác ngầm hóa gặp không ít khó khăn, vướng mắc.
Ông Phạm Quốc Bảo - Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Điện lưc TP.HCM cũng cho rằng công tác ngầm hóa lưới điện thời gian qua có sự phối hợp khá tốt giữa các đơn vị, tuy nhiên cần có những giải pháp thiết thực để khắc phục khó khăn.
"Khó khăn đầu tiên gặp phải là sự phối hợp giữa các đơn vị viễn thông trong quá trình đưa cáp trên trụ xuống lòng đất.
Bên cạnh đó một số tuyến đường hẻm nhỏ, ngập nước, có ý kiến người dân nên phải thành lập ban tham vấn để tuyên truyền, vận động người dân, đây cũng là vấn đề gây ảnh hưởng không ít đến tiến độ thi công.
Áp lực đối với công ty điện lực là phải cải tiến kỹ thuật, thiết kế các loại tủ điện nhỏ, thông minh nhằm đảm bảo an toàn cho người đi đường".
Ông Lê Quốc Cường - Phó Giám đốc Sở thông tin truyền thông TP.HCM đánh giá chung về tình hình ngầm hóa lưới điện và cáp viễn thông trong thời gian qua - Ảnh: Hoàng Đông
Theo đó, các sở, ngành, chuyên gia cùng thảo luận đưa ra giải pháp phù hợp nhất.
GS.TS Nguyễn Minh Hòa, ủy viên Hội đồng Quy hoạch Kiến trúc TP.HCM, cho biết cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các đơn vị và nên có một đơn vị điều phối chính, kết nối các sở ngành với nhau.
"Các trường đại học nên mở chuyên ngành đào tạo về quy hoạch ngầm. Bên cạnh đó, hiện nay TP.HCM đang đứng trước nguy cơ bị lún dần và mực nước triều cường ngày càng tăng, vì vậy đòi hỏi trình độ kỹ thuật phải cải tiến để việc quy hoạch lưới điện và cáp viễn thông hiệu quả hơn".
Ông Đỗ Hoài Phong, Phó Giám đốc VNPT TP.HCM cho rằng phải ưu tiện nguồn lực thực hiện các tuyến đường chính, bởi việc ngầm hóa ở hẻm phải phân tán lực lượng làm việc, gây ảnh hưởng đến tiến độ thi công chung.
Không chỉ vậy cần xác định được nhu cầu và có sự thỏa thuận giữa các nhà mạng để tạo nên sự thống nhất bởi quá trình ngầm hóa chỉ thực hiện một lần và không thể tự ý lắp đặt thêm nếu có phát sinh thêm nhu cầu
Về phía Sở GTVT, ông Hoàng Phúc Dũng - phó trưởng phòng quản lý khai thác hạ tầng sở GTVT cho rằng việc áp dụng phần mềm không sử dụng bản giấy như trước, cải cách hành chánh phối hợp với ngành điện và ngành viễn thông rút ngắn thời giain cấp phép và thỏa thuận rút ngắn từ 20 xuống còn 10 ngày, giảm 50% so với trước.
Ông Phạm Quốc Bảo - Phó Tổng Giám đốc Công ty Điện lực TP.HCM chia sẻ về những khó khăn, vướng mắc trong thi công ngầm hóa - Ảnh: Hoàng Đông
Cuối năm nhu cầu đào đường rất lớn, khả năng ảnh hưởng đến sinh hoạt người dân. Vấn đề là chọn giải pháp nào ít ảnh hưởng nhất. Hiện nay theo quy trình thì quá trình làm thủ tục hồ sơ phải chuẩn bị sớm. Vì vậy nhạc trưởng ở đây là cấp thành phố chỉ đạo các sở, ngành tránh tình trạng đào lên đào xuống.
Phải nâng cao vai trò tư vấn giám sát và kiểm soát các vấn đề về đào đường, giảm ảnh hưởng đến người dân.
Trong 2 năm qua đã ban hành 70 văn bản xử lý các nhà thầu, tư vấn giám sát, trong đó có các dự án lớn của thành phố như: cấp nước, vệ sinh môi trường.
Tổng công ty Điện lực TP.HCM không ngừng nỗ lực trong công tác ngầm hóa
Theo ông Phạm Quốc Bảo, giai đoạn 2011 - 2015, Tổng công ty Điện lực TP.HCM đã thực hiện ngầm hóa 97 công trình trên 74 tuyến đường với tổng khối lượng 320km trung thế, 530km hạ thế.
Tính đến thời điểm hiện nay đã thực hiện được khoảng 351 km lưới điện trung thế và khoảng 575 km lưới điện hạ thế.
Phải thực hiện nhiều giải pháp phối hợp, chủ động nghiên cứu đổi mới phương pháp làm việc để Ban chỉ đạo và Tổ công tác trở thành đầu tàu, thúc đẩy động lực ngầm hóa
Nghiên cứu xây dựng các nội dung tuyên truyền giữa các đơn vị báo đài. Thêm vào đó, thực hiện nghiêm túc, đánh giá chất lượng nhà thầu, thường xuyên tổ chức kiểm tra chất lượng thi công, vệ sinh môi trường, đảm bảo lưới điện an toàn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận