27/07/2024 15:00 GMT+7

Phối hợp với đơn vị của Trung Quốc đào tạo công nghệ metro

Trường Đại học Giao thông vận tải TP.HCM cùng các trường, doanh nghiệp của Trung Quốc đào tạo, chuyển giao công nghệ đường sắt tốc độ cao, metro trong thời gian tới.

PGS.TS Nguyễn Xuân Phương - hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải TP.HCM (ngồi bên trái) ký kết cùng trường, doanh nghiệp Trung Quốc ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác - Ảnh: H.T

PGS.TS Nguyễn Xuân Phương - hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải TP.HCM (ngồi bên trái) ký kết cùng trường, doanh nghiệp Trung Quốc ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác - Ảnh: H.T

Ngày 27-7, Trường Đại học giao thông vận tải TP.HCM ký kết biên bản ghi nhớ với Công ty Quản lý vận hành giao thông thông minh CRRC và Viện Công nghệ đường sắt Nam Kinh (Trung Quốc).

Nội dung ghi nhớ các bên phối hợp đào tạo, chuyển giao công nghệ đường sắt tốc độ cao, metro định hướng phát triển nguồn nhân lực đường sắt - metro. Đồng thời trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong phát triển, vận hành, số hóa chương trình đào tạo ngành đường sắt theo mô hình đặt hàng cho doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước và khu vực. Hai bên hợp tác giảng dạy ngôn ngữ, chương trình tiếng trung cùng với kỹ năng nghề.

Qua đó phát triển, hoàn thiện công tác đào tạo nhân lực chất lượng cao cho ngành này tại Việt Nam, nhất là đón đầu xu thế xây dựng hệ thống đường sắt đô thị và đường sắt tốc độ cao hiện nay.

Đây cũng là nhiệm vụ quan trọng trong định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045. Trường Đại học Giao thông vận tải TP.HCM là trường đại học đầu tiên của Việt Nam đào tạo và tiếp cận công nghệ đường sắt tốc độ cao, đường sắt metro.

Phát biểu tại lễ ký kết, PGS.TS Nguyễn Xuân Phương - hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải TP.HCM - chia sẻ - nhiều cán bộ khoa học, giảng viên của trường đã được đào tạo tại Trung Quốc. Hiện nay, họ đang là những cán bộ chủ chốt, những giảng viên giỏi đóng góp vào sự phát triển của nhà trường nói riêng và đóng góp vào sự phát triển ngành giao thông vận tải tại Việt Nam.

Trên nền tảng quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Trung Quốc, các đơn vị cùng tập trung việc xây dựng thể chế chính sách phát triển đường sắt tốc độ cao và hợp tác giáo dục và đào tạo.

"Thông qua việc hợp tác hôm nay, tôi kỳ vọng các bên có thể chia sẻ những kinh nghiệm, hiểu biết quý báu nhằm tối ưu hóa nguồn lực sẵn có, kết hợp chủ động tiếp nhận chuyển giao công nghệ thông qua hợp tác dự án, góp phần kiến tạo và kết nối hệ sinh thái dạy học - thực hành - làm việc trong lĩnh vực đường sắt và metro.

Đây sẽ là nền tảng để Trường Đại học Giao thông vận tải TP.HCM góp phần phát triển và hoàn thiện sức mạnh nội lực về đào tạo nhân lực chất lượng cao cho ngành đường sắt tốc độ cao và metro của Việt Nam. 

Các đơn vị thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa hoạt động nghiên cứu khoa học của trường và chuyển giao công nghệ trong tương lai, đặc biệt là đón đầu xu thế xây dựng hệ thống đường sắt đô thị và đường sắt tốc độ cao ở Việt Nam, các công nghệ mới trong lĩnh vực giao thông vận tải", ông Phương nhấn mạnh.

Trung Quốc có mạng lưới đường sắt cao tốc hàng đầu

PGS.TS Nguyễn Xuân Phương chia sẻ: "Năm 2009, tôi có cơ hội tới Trung Quốc và đã được trải nghiệm trên tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên Bắc Kinh - Thiên Tân. Năm 2024, tôi đi tuyến đường sắt Cao tốc Thẩm Quyến - Bắc Kinh, thực sự là vĩ đại.

Sau 15 năm quay lại thăm Trung Quốc, tôi được chứng kiến mạng lưới đường sắt cao tốc của Trung Quốc hiện vượt xa các nước khác trên thế giới. Hệ thống đường sắt cao tốc, đã thúc đẩy phát triển kinh tế Trung Quốc.

Còn tại Việt Nam, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông do doanh nghiệp Trung Quốc xây dựng là đường sắt đô thị đầu tiên của Việt Nam, đã vận chuyển gần 20 triệu lượt người hành khách, tạo thuận lợi trong đi lại cho người dân Hà Nội.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp