25/07/2022 18:37 GMT+7

Phó trưởng Ban Dân nguyện Lưu Bình Nhưỡng không đồng tình thí điểm buýt BRT ở Hà Nội

TUẤN PHÙNG
TUẤN PHÙNG

TTO - Phó trưởng Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng nói ông không đồng tình khi Hà Nội thí điểm xe buýt nhanh BRT mà chưa được Quốc hội cho phép bằng một nghị quyết.

Phó trưởng Ban Dân nguyện Lưu Bình Nhưỡng không đồng tình thí điểm buýt BRT ở Hà Nội - Ảnh 1.

Xe buýt nhanh BRT chạy trên làn đường riêng tại Hà Nội - Ảnh: DIỆU ANH

Chiều 25-7, tại cuộc tọa đàm do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức, TS Nguyễn Sĩ Dũng - nguyên phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội - nêu việc nhiều địa phương loay hoay 2 giải pháp đóng - mở. Tức dùng biện pháp hành chính để hạn chế xe cá nhân, tạo điều kiện cho xe công cộng hoạt động.

"Cuộc đấu lẫn nhau trên mạng xã hội rất cam go. Một số địa phương đang dùng giải pháp hành chính cực đoan, hạn chế hơn là thúc đẩy thị trường để vui lòng khách đến vừa lòng khách đi, khách hàng là thượng đế, tiền nào của nấy. Đây là giải pháp căn cơ hơn chăng?", ông Dũng băn khoăn.

Trả lời câu hỏi này, TS Lưu Bình Nhưỡng - phó trưởng Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội - cho rằng: "Nếu sử dụng biện pháp không cẩn thận, như ủng hộ cái này, hạn chế cái kia bằng biện pháp hành chính thì hơi quá xưa rồi, giờ không còn phù hợp nữa. Và đương nhiên trái với nguyên lý của nhà nước pháp quyền, trái với nguyên tắc thị trường.

Thứ hai, điều 14 của Hiến pháp quy định các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.

Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

Như vậy, chúng ta không đẻ ra các biện pháp hành chính được. Tôi rất không đồng tình với việc chúng ta áp dụng thí điểm xe buýt BRT tại Hà Nội. Khi anh đưa ra dự án là đã chiếm toàn bộ phần đường ngon nhất, đẩy các phương tiện khác và người dân vào phần đường rủi ro nhất, kể cả xe buýt công cộng. Và đường chỉ để không nhưng nếu xe khác chạy vào thì bị phạt. Tôi nghĩ cái đó hoàn toàn sai so với nguyên lý pháp quyền và trái với điều 14 của Hiến pháp".

"Nếu anh muốn thí điểm thì câu chuyện thí điểm tác động vào xã hội và quyền con người này phải bằng nghị quyết của Quốc hội và ít nhất được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép bằng nghị quyết", ông Nhưỡng nói.

Tại tọa đàm, ông Nguyễn Văn Thanh - nguyên chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam - nói đương nhiên phải có những biện pháp hạn chế các phương tiện cá nhân, nhưng cũng phải có những biện pháp phù hợp để xe buýt phát triển. 

Ông Thanh cho rằng việc phát triển xe buýt ở đô thị lớn nhiều năm nay vào ngõ cụt, từ buýt nhỏ, BRT, có cả nguyên nhân "ông quy hoạch" làm "chết" vận tải xe buýt nhưng ít nói tới.

"Đừng đổ tại xe buýt to làm tắc đường. Tôi đề nghị nghiêm túc xử lý quy hoạch đô thị rõ ràng, thậm chí phá bỏ những nhà cao tầng làm ách tắc giao thông, sau đó mới đến tổ chức giao thông", ông Thanh cho biết thêm với xe buýt ở các đô thị lớn, Nhà nước phải trợ giá, nhưng cần thực hiện đấu thầu đơn vị cung cấp dịch vụ xe buýt minh bạch, chọn những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất. Đồng thời giám sát, kiểm soát chặt hợp đồng để đảm bảo chất lượng dịch vụ.

Hà Nội: Đề xuất xe chở khách từ 24 chỗ, xe buýt thường được chạy làn BRT Hà Nội: Đề xuất xe chở khách từ 24 chỗ, xe buýt thường được chạy làn BRT

TTO - Sở Giao thông vận tải Hà Nội đề xuất trên tuyến đường dành riêng cho xe buýt nhanh BRT 01 cho phép các xe đi vào gồm xe vận tải khách khối lượng lớn từ 24 chỗ trở lên, các loại xe công vụ, xe cứu nạn, xe buýt thường.

TUẤN PHÙNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp