31/10/2022 11:07 GMT+7

Phở trong tôi không chỉ có tình yêu, mà cả nỗi nhớ

PHẠM THỊ YẾN
PHẠM THỊ YẾN

TTO - Khu nhà bán trú học sinh, một số em ở lại không về nhà ngày cuối tuần. Chúng đang nô nghịch khá vui vẻ. "Nấu thêm phở" để gọi lũ trẻ vào ăn cùng thầy cô - ý nghĩ ấy lóe lên trong đầu tôi.

Phở trong tôi không chỉ có tình yêu, mà cả nỗi nhớ - Ảnh 1.

Các Hoa hồi vàng hướng dẫn người dân trên đảo Thiềng Liềng (huyện Cần Giờ, TP.HCM) nấu phở, một sự kiện nối dài Ngày của phở 2021 - Ảnh minh họa: DUYÊN PHAN

Sáu năm trước, nhận được quyết định tăng cường một năm tại ngôi trường vùng 3 (vùng đặc biệt khó khăn) của huyện Mường La - huyện nghèo của tỉnh Sơn La, tôi cũng có nhiều lo lắng. 

Ngôi trường tôi nhận điều động nằm trên đỉnh núi cao quanh năm mây mù bao phủ. Học trò của tôi 100% là con em đồng bào Mông và Thái. 

Khu tập thể cho những giáo viên xa nhà như tôi nằm kề cận khu bán trú học sinh. 

Hôm đó là ngày chủ nhật, vì trời mưa nên chúng tôi không thể về thăm gia đình như thường lệ. Mấy chị em tính làm một món gì đó ăn để cải thiện. Tôi nảy sinh suy nghĩ trong tủ lạnh của thầy cô có thịt bò, chút xương lợn và mì phở khô. Chúng tôi quyết định nấu phở để đổi món.

Khu nhà bán trú học sinh, một số em ở lại không về nhà ngày cuối tuần. Chúng đang nô nghịch khá vui vẻ. "Nấu thêm phở" để gọi lũ trẻ vào ăn cùng thầy cô - ý nghĩ ấy lóe lên trong đầu tôi. 

Mấy chị em phân công nhau: người rửa xương luộc qua rồi ninh, người rửa thịt bò thái miếng mỏng ướp cùng chút gừng tươi băm nhỏ, người chuẩn bị rau thơm ăn kèm như hành, mùi (tất cả đều là rau sạch 100%) do thầy cô tự trồng. 

Công đoạn cuối cùng là luộc mì phở trụng cùng nước lạnh là đã có những sợi bánh phở trắng phau, thơm nức mùi gạo đợi chờ.

Sau khi đã có đầy đủ nguyên liệu, công đoạn chế biến gia giảm cho nồi nước dùng cũng hoàn tất. 

Chỉ một loáng, chúng tôi đã có một nồi nước dùng tự chế theo kinh nghiệm ăn phở nơi phố thị. 

Nồi nước dùng dậy mùi thơm của nước xương ninh, của chút quế hồi nướng chín cùng hương thơm ngào ngạt của đầy đủ gia vị đang mời gọi. 

Sau khi những tô phở đã được chia đều tay nào bánh, rải lên trên những lát thịt bò thái mỏng và chút hành hoa rau mùi, công đoạn cuối cùng là rưới đều phần nước dùng đang sôi sùng sục trên bếp. 

Bát phở đã hoàn tất với đầy đủ hương vị của bếp ăn đơn sơ của cô trò vùng cao. Không thể đủ đầy và chuyên nghiệp, nhưng lần đầu tiên trong cuộc đời làm thầy của mình, tôi được chứng kiến cảnh lũ trẻ không ngừng xuýt xoa, tấm tắc nhỏ to thì thầm những câu khen ngợi. 

Bọn trẻ thưởng thức phở một cách cẩn trọng. Nhìn ánh mắt lũ trò thơ ngây ăn phở một cách thích thú, tôi liền hỏi: "Có ngon không các con?". 

"Ngon lắm cô ơi. Đây là lần đầu tiên chúng con được ăn phở". Nghe bọn trẻ nói vậy, bất chợt trong tôi nghèn nghẹn. Phải rồi! Quanh năm chúng chưa một lần đặt chân xuống phố huyện thì lấy đâu ra khoảng thời gian được thưởng thức món phở nổi tiếng trong bản đồ ẩm thực của người Việt.

Cũng bởi sự khó khăn, cái nghèo luôn bủa vây rình rập, nên nếu gia đình không có việc trọng đại cần ra huyện thì chắc chắn tụi trẻ sẽ chẳng thể có một lần được thưởng thức món ăn tưởng chừng rất đơn giản với bất cứ người dân nào.

Phở khiến tôi vừa có tình yêu như biết bao người Việt, lại khiến trong tôi có thêm cả nỗi nhớ. 

Cho dù giờ đây tôi không còn giảng dạy tại ngôi trường dấu yêu, tôi biết ở đó vẫn còn có những đồng nghiệp của tôi sẽ nối tiếp chúng tôi trao yêu thương cho bọn trẻ bằng tình yêu cũng như sự quan tâm, thông qua bếp ăn bán trú gần gũi mà thân thương, bởi ở đó bọn trẻ sẽ được thầy cô "đổi món" bằng những bát phở đơn sơ, mộc mạc nhưng ấm áp nghĩa tình.

Mời bạn tham gia cuộc thi "Kể chuyện về phở"

là chuỗi sự kiện do báo Tuổi Trẻ khởi xướng từ năm 2017, phối hợp tổ chức cùng Hiệp Hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam. Năm nay, gala chuỗi sự kiện dự kiến tổ chức tại Nam Định từ ngày 10 đến 12-12, với sự phối hợp tổ chức của UBND tỉnh Nam Định, cùng sự đồng hành chính thức của Acecook Việt Nam, cùng các đơn vị đồng hành: No.1, Sasco, tương ớt CHINSU, Sâm Ngọc Linh Kon Tum K5, Công ty Quân Phạm…

Nhằm tôn vinh văn hóa ẩm thực Việt thông qua việc quảng bá phở - món ăn quốc hồn quốc túy của người Việt, cũng như nhận được những ý tưởng góp phần lan tỏa mạnh mẽ hơn cho , năm nay báo phát động cuộc thi viết về phở với chủ đề "Kể chuyện về phở" từ ngày 28-10-2022 đến hết ngày 5-12-2022.

Đối với ba tác phẩm đoạt giải cao nhất trong vòng chung kết: Tác giả sẽ được mời ra Nam Định dự gala Ngày của phở 12-12 và sẽ thực hiện phần thi "Kể chuyện về phở" trực tiếp tại sự kiện, để ban giám khảo chọn ra người viết và kể chuyện về phở xuất sắc nhất.

Các giải thưởng sẽ được công bố tại gala chương trình Ngày của phở 12-12, diễn ra ngày 11-12-2022 tại Nam Định, bao gồm:

- 1 giải nhất cuộc thi viết "Kể chuyện về phở" trị giá 10 triệu đồng.

- 1 giải nhì cuộc thi viết "Kể chuyện về phở" trị giá 5 triệu đồng.

- 1 giải ba cuộc thi viết "Kể chuyện về phở" trị giá 3 triệu đồng.

- 10 giải khuyến khích cuộc thi viết "Kể chuyện về phở" trị giá 1 triệu đồng/giải.

Bài dự thi cuộc thi viết "Kể chuyện về phở" vui lòng gửi về tòa soạn báo Tuổi Trẻ, ngoài bì thư ghi rõ tham gia Cuộc thi viết "Kể chuyện về phở" (đ/c: 60A Hoàng Văn Thụ, phường 9, quận Phú Nhuận, TP.HCM) hoặc gửi email theo địa chỉ: [email protected].

Mời bạn xem thêm thể lệ .

Phở trong tôi không chỉ có tình yêu, mà cả nỗi nhớ - Ảnh 3.
Kể chuyện về phở - cho món ăn thêm chất thơ Kể chuyện về phở - cho món ăn thêm chất thơ

TTO - Trong các món ăn được người Việt yêu thích, phở chiếm vị trí đặc biệt, ai cũng có thể bước vào hàng phở, có thể ăn phở bất cứ thời điểm nào trong ngày.

PHẠM THỊ YẾN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp