09/12/2023 14:53 GMT+7

Phó thủ tướng: Tăng phân cấp, phân quyền về điều chỉnh giá điện

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó thủ tướng Lê Minh Khái tại cuộc họp dự thảo quyết định thay thế quyết định 24/2017 về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân.

Điều chỉnh giá điện phản ánh đúng chi phí đầu vào - Ảnh: Q.ĐỊNH

Điều chỉnh giá điện phản ánh đúng chi phí đầu vào - Ảnh: Q.ĐỊNH

Theo đó, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương rà soát kỹ, đánh giá đầy đủ các quy định tại quyết định 24/2017. Trong đó xác định rõ vướng mắc, khó khăn và hạn chế phát sinh trong thực tế. Việc này nhằm đưa ra đề xuất sửa quy định khả thi, chặt chẽ trong thực hiện.

“Các đề xuất sửa đổi phải báo cáo, giải trình, đánh giá tác động đầy đủ, bảo đảm chính sách sau ban hành khả thi, đúng thẩm quyền và quy định pháp luật chuyên ngành về điện, giá, quản lý doanh nghiệp, phù hợp thị trường”, Phó thủ tướng lưu ý.

Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ phải chịu trách nhiệm toàn diện về nội dung, số liệu báo cáo và đề xuất chính sách.

Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu công thức tính giá điện phải đảm bảo nguyên tắc thị trường, đúng pháp luật và tính toán tác động tới ổn định kinh tế vĩ mô, an sinh xã hội, đời sống người dân.

Công thức này cũng cần phản ánh đúng, chính xác giá thành, chi phí thực tế phù hợp đặc thù ngành điện, gắn với trách nhiệm của các bộ, cơ quan trong xây dựng, điều hành kế hoạch cung ứng đủ điện cho sản xuất, kinh doanh. Những vấn đề không có ý kiến đề xuất, không vướng mắc thì không sửa.

Đồng thời, Bộ Công Thương được giao rà soát chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của các bộ, cơ quan để hoàn thiện, quy định rõ tại dự thảo quyết định.

Cùng với đó là việc tăng phân cấp, phân quyền với thẩm quyền điều chỉnh giá điện khi ảnh hưởng tới kinh tế vĩ mô. Đồng thời nghiên cứu, cân nhắc phân cấp theo hướng báo cáo cấp có thẩm quyền trước khi Bộ Công Thương, EVN định điều chỉnh giá.

Hiện cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện đang được thực hiện theo quyết định 24, trong đó thời gian giữa hai lần điều chỉnh là 6 tháng nếu rà soát, kiểm tra các chi phí đầu vào khiến giá thành tăng từ 3% trở lên.

Tuy nhiên trong thời gian qua, quá trình thực thi quyết định này không diễn ra định kỳ. Sau 4 năm kìm giữ, giá điện được tăng hai lần trong năm nay (vào tháng 5 và tháng 11 với mức tương ứng là 3% và 4,5%).

Tại lần sửa này, Bộ Công Thương đề nghị rút ngắn thời gian điều chỉnh giá từ 6 tháng xuống 3 tháng một lần, tức mỗi năm sẽ có 4 đợt thay đổi giá. Giá được cập nhật hằng quý theo chi phí phát điện, các khoản chi phí chưa được tính vào giá điện.

Công thức tính giá sẽ gồm giá phát điện, truyền tải, phân phối, dịch vụ phụ trợ và các yếu tố gắn với giá thành sản xuất, như chênh lệch tỉ giá, lỗ từ sản xuất kinh doanh và các chi phí khác chưa được tính vào giá bán lẻ, xác định căn cứ báo cáo tài chính được kiểm toán.

Góp ý trước đây về phương pháp lập giá bán lẻ điện bình quân, công thức xác định giá, cơ chế điều chỉnh, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Công Thương quy định đảm bảo phù hợp pháp luật và chịu trách nhiệm. Bộ Kế hoạch - Đầu tư cũng đề nghị rà soát kỹ phương pháp, công thức lập giá bán lẻ để tránh ảnh hưởng tới vĩ mô, nền kinh tế và các đối tượng sử dụng điện.

Áp dụng biểu giá 5 bậc, 98% số hộ trả ít tiền điện hơnÁp dụng biểu giá 5 bậc, 98% số hộ trả ít tiền điện hơn

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nhắc tới việc cần thiết duy trì quy định giá điện theo bậc thang, bởi do tính chất đặc thù của loại hàng hóa này.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp