04/08/2022 12:01 GMT+7

Phó thủ tướng Lê Văn Thành: Cần đổi mới mô hình tăng trưởng từ ‘nâu’ sang ‘xanh’

QUANG THẾ
QUANG THẾ

TTO - “Cần tập trung chuyển đổi thành công cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng từ “nâu” sang “xanh”, từ khai thác thâm dụng tài nguyên thiên nhiên sang kinh tế tri thức, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, cacbon thấp…”.

Phó thủ tướng Lê Văn Thành: Cần đổi mới mô hình tăng trưởng từ ‘nâu’ sang ‘xanh’ - Ảnh 1.

Phó thủ tướng Lê Văn Thành và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Trần Hồng Hà (bìa trái) tham quan các mô hình phát triển kinh tế xanh bên lề hội nghị - Ảnh: QUANG THẾ

Phó thủ tướng Lê Văn Thành phát biểu chỉ đạo như vậy tại Hội nghị môi trường toàn quốc lần thứ V, tổ chức tại Hà Nội, ngày 4-8.

Phó thủ tướng Lê Văn Thành cho biết kể từ hội nghị lần thứ IV đến nay, hệ thống chính sách, pháp luật có bước phát triển đột phá với việc Quốc hội thông qua Luật bảo vệ môi trường năm 2020, làm cơ sở pháp lý đầy đủ hơn cho công tác bảo vệ môi trường.

"Sự chuyển biến tích cực về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về môi trường của cộng đồng, doanh nghiệp, nhất là trong việc tiêu dùng các sản phẩm xanh, thân thiện môi trường, hạn chế các sản phẩm nhựa sử dụng một lần. 

Nhiều dự án xử lý chất thải, khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường được đầu tư. Tỉ lệ chất thải rắn được thu gom tăng qua các năm, công tác bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học được chú trọng…", ông Thành cho biết.

Tuy nhiên ông nhấn mạnh từ thành công đã đạt được, cần nhìn nhận và đánh giá khách quan những thách thức to lớn đối với công tác bảo vệ môi trường. Ô nhiễm môi trường một số nơi có nguy cơ vượt ngưỡng, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội, sức khỏe của người dân...

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Trần Hồng Hà cho biết chủ đề của hội nghị năm nay là "Hài hòa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường hướng tới nền kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững" như một lời kêu gọi mạnh mẽ về sự tập hợp, đoàn kết nhằm bảo vệ môi trường. Đồng thời ngăn chặn sự suy thoái của đa dạng sinh học vì cuộc sống hài hòa với thiên nhiên và cho một tương lai bền vững hơn.

Ông Hà cho rằng cần nâng cao nhận thức, ý thức và trách nhiệm của mỗi người dân, doanh nghiệp đối với công tác bảo vệ môi trường. Không ngừng tìm, bàn giải pháp để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường tại làng nghề, lưu vực sông chính, thúc đẩy phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn…

Để phát triển đất nước theo hướng bền vững mà một trong ba trụ cột là bảo vệ môi trường trong giai đoạn 2022 - 2025 và những năm tiếp theo, Phó thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách và cơ chế quản lý môi trường, biến đổi khí hậu, dự báo, cảnh báo thiên tai, ô nhiễm và sự cố môi trường.

"Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Tăng cường và đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường. Hạn chế đầu tư vào các ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm, tác động xấu lên môi trường. 

Không chấp nhận những dự án đầu tư công nghệ lạc hậu, tiêu tốn năng lượng, nước, nhiên liệu, phát thải nhiều chất độc hại, khí nhà kính ra môi trường", ông chỉ đạo.

Theo Tổng cục Môi trường, kể từ năm 1998 đến nay, Bộ Tài nguyên và môi trường đã tổ chức 4 kỳ Hội nghị môi trường toàn quốc (năm 1998, 2003, 2010 và 2015).

Hội nghị môi trường toàn quốc lần thứ V không chỉ tổng kết, đánh giá kết quả, bài học kinh nghiệm mà còn quán triệt, nhận thức, hành động của cả hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp trong giai đoạn tới với quyết tâm đưa Việt Nam trở thành nước phát triển xanh và bền vững.

Tập thói quen phân loại rác Tập thói quen phân loại rác

TTO - Dù chưa xử phạt nhưng theo các chuyên gia, Nghị định 45 của Chính phủ - có hiệu lực từ ngày 25-8 - là cơ hội tốt để người dân tập làm quen với việc phân loại rác hằng ngày.

QUANG THẾ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp