05/04/2024 19:58 GMT+7

Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Nền kinh tế đã bắt đầu ngấm vốn

Đó là nhấn mạnh của ông Đào Minh Tú - phó thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước - trong phần kết luận hội thảo Khơi thông nguồn vốn ra thị trường, do báo Tuổi Trẻ tổ chức chiều 5-4, tại TP.HCM.

Ông Đào Minh Tú - phó thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước - trong phần kết luận hội thảo Khơi thông nguồn vốn ra thị trường, từ đầu cầu Hà Nội - Ảnh: AN LÝ

Ông Đào Minh Tú - phó thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước - trong phần kết luận hội thảo Khơi thông nguồn vốn ra thị trường, từ đầu cầu Hà Nội - Ảnh: AN LÝ

Ông Đào Minh Tú nói việc cung ứng vốn cho doanh nghiệp, cho nền kinh tế là rất quan trọng, nhất là trong điều kiện khó khăn như thế này thì vấn đề vốn càng nóng hơn.

Hiện huy động vốn của nền kinh tế đạt 13,73 triệu tỉ đồng. Thanh khoản hệ thống sẵn sàng đảm bảo nguồn vốn cho bất cứ dự án nào đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện tín dụng. Còn tổng dư nợ toàn nền kinh tế hiện đạt 13,76 triệu tỉ dồng.

Có thể nói số dư tiền gửi của các ngân hàng thương mại tương đối dồi dào. Với con số huy động và dư nợ cho thấy huy động bao nhiêu thì gần như cho vay bấy nhiêu.

Về tăng trưởng tín dụng, tính đến 28-3 tín dụng toàn nền kinh tế tăng 0,9%, trong khi tháng 1 và 2 âm. Đến nay, tín dụng tăng khoảng 1%.

Với dấu hiệu khởi sắc này, nền kinh tế bắt đầu ngấm vốn, hy vọng trong quý 2 và 3, nhất là quý 4, nguồn vốn tín dụng đạt mức kỳ vọng dự kiến cả năm là 14-15%.

Phải tiếp tục giảm lãi suất cho vay

Theo phó thống đốc, tính chung cho toàn hệ thống, cho tất cả các khoản vay ngắn và trung, dài hạn thì đến hết tháng 3, lãi suất tiền gửi bình quân của các giao dịch mới phát sinh của hệ thống là khoảng 3%/năm, giảm 0,5% so với cuối năm 2023. Còn lãi suất cho vay bình quân của các giao dịch mới phát sinh là 6,5%/năm, giảm 0,6% so với cuối năm 2023.

Các đại biểu tham dự hội thảo - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Các đại biểu tham dự hội thảo - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước luôn luôn chỉ đạo phải giảm lãi suất, tháo gỡ cho doanh nghiệp và cả ngân hàng thương mại nữa.

Ngân hàng cũng là doanh nghiệp và cũng đặt ra câu chuyện lợi nhuận. Nhưng lợi nhuận thế nào để xã hội chấp nhận được, để chia sẻ với nền kinh tế và doanh nghiệp. Ngân hàng thương mại phải có trách nhiệm. Ngay cả với các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước, Ngân hàng Nhà nước can thiệp với tư cách chủ sở hữu để hạ lãi suất cho doanh nghiệp.

Đi vào vấn đề cụ thể, đó là nhiều ý kiến cho rằng lãi suất cho vay còn cao, nhưng ông Tú cho rằng lãi suất thấp hơn 20 năm qua.

Thực tế, còn một số ngân hàng thương mại, khoản vay cũ mà lãi suất vẫn còn cao thì cần phải có tác động của dư luận xã hội. Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại phải công bố lãi suất cho vay bình quân để người dân lựa chọn vay của ngân hàng có lãi suất thấp.

Quan điểm của Ngân hàng Nhà nước là điều hành lãi suất linh hoạt, không đặt tăng hay giảm lãi suất điều hành. Còn từ cuối năm 2023 đến nay, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng thương mại cắt giảm chi phí, lợi nhuận để hạ thấp lãi suất cho vay, kể cả các khoản cho vay mới và cả cũ.

Gia hạn thông tư 02 thêm 6 tháng

Ông Tú cho biết Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo thông tư 02. Để tiếp tục tạo điều kiện cho khách hàng phục hồi sản xuất kinh doanh, Ngân hàng Nhà nước đã trình Chính phủ gia hạn thông tư 02 thêm 6 tháng, thay vì kết thúc vào 30-6 tới.

Bà Đinh Thị Thu Thảo (phải) - giám đốc Khối KHCN Ngân hàng ACB - phát biểu tại hội thảo - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Bà Đinh Thị Thu Thảo (phải) - giám đốc Khối KHCN Ngân hàng ACB - phát biểu tại hội thảo - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Đành rằng hỗ trợ doanh nghiệp cũng là hỗ trợ ngân hàng, nhưng nếu như chúng ta lạm dụng quá và thì như thế giới cảnh báo, chính sách này là giấu một khoản nợ xấu, rất xấu, rồi nó âm ỉ đến một lúc nào đó sẽ ảnh hưởng đến nền tài chính quốc gia

Do vậy, Ngân hàng Nhà nước đề xuất gia hạn 6 tháng nữa, hết năm 2024 đánh giá tiếp. Nếu doanh nghiệp vẫn khó khăn thì có cơ chế khác hỗ trợ.

Quan điểm điều hành của Ngân hàng Nhà nước là luôn luôn song hành hai nhiệm vụ là vừa hỗ trợ vốn cho nền kinh tế, doanh nghiệp vượt qua khó khăn, chính vì thế nguồn vốn đáp ứng nhu cầu chính đáng, hợp lý, lĩnh vực ưu tiên, động lực tăng trưởng của nền kinh tế.

Điều kiện, tiêu chuẩn tín dụng là không hạ thấp nhưng các ngân hàng thương mại phải tiếp tục đơn giản thủ tục, quy trình, thời gian để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn một cách dễ dàng hơn. Người ta đủ điều kiện vay vốn, nhưng nếu quá trình xử lý chậm từ phía ngân hàng sẽ là một trong những khó khăn của doanh nghiệp.

Không đẩy tín dụng ra ồ ạt vì nợ xấu đang tăng nhanh

Tuy nhiên, ông Tú cũng thông tin rằng thực tế đáng lo ngại là nợ xấu đang có xu hướng tăng nhanh. Nợ xấu nội bản của hệ thống các tổ chức tín dụng đến cuối năm 2023 là 4,55%. Riêng năm 2023 tăng 2,03% nợ xấu nội bảng, chưa kể là các khoản nợ xấu được tạm thời cơ cấu lại, bán cho VAMC mà chưa được xử lý…

Đây là các con số cho thấy không thể đẩy mạnh tín dụng một cách ồ ạt, bất chấp các tiêu chuẩn để nền kinh tế gánh nợ xấu rất lớn, trở thành cục máu đông như cách đây hơn 10 năm mà xử lý cho đến bây giờ vẫn chưa hết.

Doanh nghiệp đổ vỡ thì cũng chỉ doanh nghiệp đó bị phá sản. Còn ngân hàng đổ vỡ thì ảnh hưởng đến cả nền kinh tế.

Nếu cần sẽ can thiệp tỉ giá từ quỹ dự trữ quốc gia

Đối với tỉ giá, ông Tú khẳng định Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành linh hoạt, sử dụng các công cụ điều hành, trong điều kiện cần thiết sẽ can thiệp từ quỹ dự trữ quốc gia.

Ngoài tỉ giá, giá vàng cũng nóng khi giá vàng thế giới chưa bao giờ lên cao như vậy. Điều này ảnh hưởng đến yếu tố tâm lý của thị trường, nhưng chỉ là nhất thời, nhất là trong điều kiện thế giới có xung đột địa chính trị của một số quốc gia

Trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động, Mỹ chưa khẳng định thời điểm nào hạ lãi suất nhưng đồng USD vẫn tăng giá. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tỉ giá của Việt Nam.

Kinh tế bước vào pha phục hồi, ngân hàng đẩy nhanh tín dụng ra thị trườngKinh tế bước vào pha phục hồi, ngân hàng đẩy nhanh tín dụng ra thị trường

GS-TS Phạm Thị Thanh Xuân, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển Công nghệ Ngân hàng - Trường Đại học Kinh tế Luật cho biết tại hội thảo với chủ đề "Khơi thông nguồn vốn ra thị trường" do báo Tuổi Trẻ tổ chức ngày 5-4.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp