Vừa qua, Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM Nguyễn Hồ Hải đã dẫn đầu đoàn công tác của TP.HCM đến làm việc, kiểm tra tiến độ một số công trình tại xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ. Tại đây, ông đã bày tỏ những trăn trở về các điều kiện y tế cho bà con xã đảo Thạnh An và mong muốn có con tàu cấp cứu với phương án tối ưu để hỗ trợ kịp thời cho bà con.
Sau chuyến khảo sát, ông Nguyễn Hồ Hải đã có trao đổi với Tuổi Trẻ về điều kiện chăm sóc y tế cho bà con xã đảo và chương trình "Tàu cấp cứu đường thủy cho Cần Giờ" được báo Tuổi Trẻ phát động thời gian qua.
* Sau buổi khảo sát tại xã đảo Thạnh An, ông thấy điều kiện y tế để chăm sóc sức khỏe cho bà con xã đảo Thạnh An như thế nào?
- Hiện xã đảo Thạnh An bao gồm ba ấp Thạnh Hòa, Thạnh Bình, Thiềng Liềng với dân số hơn 4.500 người. Thạnh An có một trạm y tế xã xây dựng từ năm 2003, có một bác sĩ cơ hữu đảm trách công tác khám chữa bệnh.
Từ năm 2022, với chủ trương chăm lo cho xã đảo theo nghị quyết số 12 của Thành ủy TP, ngành y tế TP cũng đưa ra nhiều giải pháp tích cực giúp cho bà con Cần Giờ nói chung và xã đảo Thạnh An nói riêng giảm bớt những khó khăn, thiệt thòi trong chăm sóc y tế.
Trong đó có chương trình đưa bác sĩ trẻ luân phiên công tác tại trạm y tế, ứng dụng một số công nghệ tiên tiến trong chẩn đoán và chăm sóc người bệnh, triển khai đơn vị thận nhân tạo tại trung tâm y tế huyện, tăng cường hoạt động cấp cứu ngoại viện trên địa bàn huyện…
Tuy nhiên, phải nhìn nhận nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người dân xã đảo vẫn cần được cải thiện nhiều hơn. Trong những tình huống cấp cứu hiện chưa có phương tiện chuyên dụng, an toàn để vận chuyển người bệnh cấp cứu vào đất liền.
Hiện nay người bệnh cấp cứu vẫn thường được vận chuyển bằng ca nô, ghe cá và đôi khi phải chờ điều kiện thời tiết tốt mới dám chuyển bệnh.
Tuy số trường hợp cấp cứu hằng năm không nhiều, chưa xảy ra những sự cố đáng tiếc, nhưng nếu không sớm có sự thay đổi thì bà con nơi đây vẫn còn chịu thiệt thòi, chưa thể đảm bảo công bằng y tế như những nơi khác của TP.
* Lãnh đạo ngành y tế TP.HCM luôn có trăn trở về việc trang bị một tàu cấp cứu với các trang thiết bị tối ưu hơn cho bà con xã đảo. Ông đánh giá tính cần thiết của tàu cấp cứu như thế nào?
- Trang bị tàu cấp cứu cho Thạnh An là rất cần thiết. Có tàu này, công tác cấp cứu sẽ đạt hiệu quả cao với đầy đủ máy móc trang thiết bị chăm sóc, theo dõi người bệnh trong quá trình vận chuyển.
Bên cạnh đó, tàu cấp cứu cũng có thể đảm trách nhiệm vụ chung của huyện trong phòng chống thiên tai, phục vụ cho khu vực địa phương lân cận nếu có tình huống khẩn nguy.
Tuy nhiên, việc triển khai cũng cần xét đến việc khai thác sử dụng tiết kiệm, hiệu quả. Công tác quản lý, vận hành, bảo dưỡng phải có sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan.
* Với mong muốn đồng hành cùng TP.HCM trong việc nâng cao công tác cấp cứu cho bà con xã đảo, báo Tuổi Trẻ và Thành đoàn TP.HCM đã phát động chương trình "Tàu cấp cứu đường thủy cho Cần Giờ". Ý kiến của ông về chương trình này như thế nào?
- Đây là chương trình vận động rất có ý nghĩa, giúp cho bạn đọc biết hơn, hiểu hơn về xã đảo Thạnh An. Người dân trên đảo sinh sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, làm muối, buôn bán kinh doanh, dịch vụ… và đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn, vất vả.
Cũng qua chương trình, bạn đọc sẽ có sự chia sẻ, quan tâm, lan tỏa tình cảm thông qua những việc làm thiết thực, ý nghĩa; chung tay chăm lo, hỗ trợ, giúp đỡ cho bà con nhân dân trên đảo; phát huy truyền thống nhân ái, nghĩa tình của người dân TP.HCM.
125 bạn đọc chung tay với chương trình "Tàu cấp cứu đường thủy cho Cần Giờ"
Tính đến 11h ngày 17-6, đã có 125 bạn đọc chung tay với chương trình "Tàu cấp cứu đường thủy cho Cần Giờ".
Sáng 17-6, chị Nguyễn Thị Ngọc Thảo là một trong những bạn đọc đến tòa soạn báo Tuổi Trẻ ủng hộ số tiền 5 triệu đồng. Là bạn đọc thường xuyên đọc báo Tuổi Trẻ từ nhiều năm nay, chị Thảo nói:
"Nhờ đọc thông tin trên báo, tôi muốn thay mặt các con gửi chút tấm lòng, mong sao cuộc sống của bà con nơi đây được tốt đẹp hơn".
Với mong muốn góp một chút công sức cho hoạt động ý nghĩa này, những ngày qua đã có nhiều bạn đọc ủng hộ tiền hoặc chuyển khoản cho chương trình.
Đóng góp cho chương trình, bạn đọc xin vui lòng chuyển qua tài khoản:
Báo Tuổi Trẻ: 113000006100 tại
Ngân hàng Công Thương chi nhánh 3 TP.HCM. Nội dung: Ủng hộ "Tàu cấp cứu đường thủy cho Cần Giờ" hoặc tại phòng tiếp bạn đọc:
60A Hoàng Văn Thụ, phường 9, quận Phú Nhuận, TP.HCM và các văn phòng đại diện của báo trên cả nước.
Bạn đọc, quý doanh nghiệp ở nước ngoài có thể chuyển khoản về: Báo Tuổi Trẻ
- Tài khoản USD
007.137.0195.845
Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM
Swift code BFTVVNVX007
- Tài khoản EUR
007.114.0373.054
Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM
Swift code BFTVVNVX007
- Nội dung: Ủng hộ "Tàu cấp cứu đường thủy cho Cần Giờ".
Báo Tuổi Trẻ trân trọng cảm ơn quý bạn đọc đã chia sẻ với chương trình "Tàu cấp cứu đường thủy cho Cần Giờ". Sau đây là những bạn đọc đã chuyển khoản và đóng góp trực tiếp tại tòa soạn báo Tuổi Trẻ (từ ngày 13 đến 17-6):
Đặng Văn Huê và Thái Hồng Anh (Q.Gò Vấp), Bạn đọc (Q.7), Võ Quốc Tuấn, Võ Thị Tuyết Nhung (Q.3), Ho Nhu Binh, Nguyen Thi Ngoc Nga (85 tuổi, quận Bình Thạnh, TP.HCM), Vu Thi Thanh Mai, Ngo Thi Anh Nguyet, Le Mai Phuong, Huynh Minh Tan, Dang Nguyen Van Kha, Bạn đọc, Tran Huynh Hung Thinh, Nguyen Duy Tinh, Do Phuoc Dinh, Phan Thi My Linh, Lam Ai Diep, Le Thi Le Chi, Le Hoan Vu, Ngo Van Phong, Nguyen Canh Tien, Nguyen Tru Gian, Ha Tuyet Nhi, Tran Dac Quan, Duong Thi Ha Ny, Nguyen Thi Yen Nhi, Duong Thi Le Phuong Lan, Ta Xuan Dung, Bạn đọc, HO HUU TAI, TRAN KIM CUC, PHAN THI LIEN HUONG, Bạn đọc, NGUYEN PHONG PHU, NGUYEN MAI XUAN QUYNH, VO TRUNG KIEN, NGUYEN TRUONG THU HA, TRAN VIET HONG, LE HOANG THUY TIEN, LE THI DUNG, BUI HONG THAO, DINH THI YEN LY, TRAN THI CAM PHA, Bạn đọc báo Tuổi Trẻ (P.3, Q.Gò Vấp, TP.HCM), Bảo Trân và Long Vũ (Q.Gò Vấp, TP.HCM)...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận