Phóng to |
* Xin các anh nói thẳng và nói thật: ấn tượng và cảm giác khi xem phim của các đạo diễn trẻ?
- Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn: Tôi đã xem gần hết phim của các đạo diễn trẻ: Sống trong sợ hãi, Chuyện của Pao, Đường thư, 2 trong 1, Gió thiên đường, Đẻ mướn, Những cô gái chân dài. Riêng Hồn Trương Ba, da hàng thịt thì chưa kịp xem. Tôi rất ấn tượng với nội lực của các đạo diễn trẻ và niềm tin vào nghệ thuật mạnh mẽ của họ. Chuyện của Pao và Sống trong sợ hãi là ấn tượng với tôi nhất. Họ có cách kể chuyện khá cao tay, tạo được sức căng bên trong hình ảnh, như một hiệu quả "nổ bom".
Có những cảnh đạo diễn đã tạo được cảm xúc rất tinh tế. Những cảnh quay trong Chuyện của Pao đầy kịch tính và có tính thẩm mỹ cao. Lần đầu tiên, với tư cách khán giả cũng như một đạo diễn, tôi cảm thấy thỏa mãn nhu cầu về sự hiện diện của bóng tối trên phim Việt Nam.
Phim của Ngô Quang Hải và Bùi Thạc Chuyên đều dùng cách kể chuyện "tưng tửng", không có sự mãnh liệt, áp đặt như thế hệ đạo diễn trước đã làm, theo nghĩa tận dụng mọi thủ pháp để thể hiện đến cùng ý tưởng nghệ thuật của mình.
Không áp đặt cũng là cách kể chuyện hiện đại. Nhưng cần có điểm nhấn. Các nhân vật trong phim vẫn thiếu quá trình để vận động và phát triển. Nối kết giữa các cảnh để tạo hiệu quả tâm lý còn đơn giản, chẳng hạn như nối liền cảnh gỡ mìn với cảnh làm tình trong phim của Chuyên cũng chưa đủ để định nghĩa cảnh làm tình đó là hệ quả của căng thẳng hay sợ hãi!?
Phóng to |
Nhưng, ở các đạo diễn trẻ, cảm xúc ấy không còn đậm, đôi khi rời rạc, tản mạn và chưa tạo ra những thăng hoa nghệ thuật.
- Đạo diễn Vương Đức: Thực ra, trách nhiệm buộc tôi phải xem tất cả các phim này. Nhưng có những phim tôi không thể chịu nổi như Đẻ mướn và phải bỏ ra khỏi rạp giữa chừng...
Theo quan niệm của riêng tôi, không nên gọi là đạo diễn trẻ vì mỗi người một tuổi, có người đã có gia đình có con cái... Gọi là các đạo diễn phim đầu tay sẽ chính xác hơn.
Sự xuất hiện đồng loạt của họ trong thời gian gần đây thực sự khá ấn tượng. So với chúng tôi, các đạo diễn này vào nghề ở xuất phát điểm cao hơn, có sự chuẩn bị tốt hơn về kiến thức điện ảnh. Một vài trong số đó, trước khi trở thành đạo diễn cũng từng là diễn viên (Bùi Thạc Chuyên, Quang Hải), hoặc từng làm phim nhựa ngắn (Bùi Thạc Chuyên)...
Họ được cọ xát, thử thách trong chính môi trường điện ảnh chuyên nghiệp để hình thành những phản xạ thực tế và tự tin trong nghề nghiệp. Hơn nữa, ở mức độ nào đó, tôi thấy họ đều có lòng yêu nghệ thuật, sự kiên trì (vì nhiều người từng làm điện ảnh nhiều năm rồi mà vẫn chưa được biết đến!).
Và một điều quan trọng là các đạo diễn này đều có những động cơ, mục đích thực tế hơn thế hệ của chúng tôi khi làm phim đầu tiên, ngay bản thân tôi khi làm phim đầu tay Cỏ lau cũng chỉ nghĩ là làm cho xong thôi.
Các đạo diễn trẻ (phim truyện nhựa) đang được nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây: Vũ Ngọc Đãng (phim Những cô gái chân dài), Đào Duy Phúc (Chiến dịch trái tim bên phải, 2 trong 1), Bùi Tuấn Dũng (Đường thư), Bùi Thạc Chuyên (Sống trong sợ hãi), Lê Bảo Trung (Đẻ mướn), Ngô Quang Hải (Chuyện của Pao), Nguyễn Quang Dũng (Hồn Trương Ba, da hang thịt). Phim Những cô gái chân dài đã từng đoạt giải Bông sen Bạc Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 14 (năm 2004) và giải Cánh điều vàng năm nay duy nhất chỉ có đạo diễn Nguyễn Quang Dũng (phim Hồn Trương Ba, da hàng thịt) không tham gia tranh giải |
Những người có năng lực ở hai lĩnh vực này đều có thể tiến xa hơn nữa.
Sở dĩ Hồn Trương Ba, da hàng thịt bị nhiều người xem kêu ca cũng bởi khâu xử lý kịch bản kém. Có thể đạo diễn có khả năng xử lý, nhưng lại chạy theo thị hiếu tầm thường của một bộ phận công chúng mà họ cho là số đông. Tôi thấy, các đạo diễn phía nam đang phải trả giá đắt vì điều đó.
Với người đạo diễn bản lĩnh, phải giữ được thẩm mỹ nghệ thuật, thậm chí phải thuyết phục được cả những người bỏ tiền ra làm phim.
Sau Chiến dịch trái tim bên phải khá ấn tượng, Đào Duy Phúc dời sang Hãng Phim truyện 1, rồi đầu quân cho tư nhân và đến 2 trong 1 thì không còn hồn nhiên, thoải mái như trước nữa. Quang Hải thành công vì đã chọn đề tài tốt, kịch bản tốt.
Xin nói thêm, đến nay, sự đánh giá dành cho Đường thư của Bùi Tuấn Dũng chưa công bằng lắm, trong khi Dũng là người lựa chọn một kịch bản phim mà một đạo diễn đàn anh (Trần Lực) phải từ chối vì khó và làm phim trong những môi trường điện ảnh khắc nghiệt: chiến tranh và rừng rậm.
* Hiện nay cùng với sự ra đời của nhiều hãng phim tư nhân là cơ hội mở ra cho các đạo diễn trẻ, phim giải trí, phim thị trường được chấp nhận. Theo các anh, đó là thách thức hay cơ hội đối với họ?
- Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn: Đó vừa là cơ hội, vừa là thách thức. Nhưng điều đó còn phụ thuộc vào cơ chế quản lý liên quan tới duyệt và phát hành. Cơ chế chưa chuẩn tạo ra sự không công bằng giữa các thể loại, sản xuất, phát hành, phim định hướng và thị trường...
- Đạo diễn Vương Đức: Các đạo diễn này đang bị cuốn theo guồng máy kinh doanh của các nhà sản xuất tư nhân. Đấy là thách thức lớn vì họ phải giữ được bản lĩnh, tính thẩm mỹ và nghệ thuật của tác phẩm điện ảnh.
Một nhược điểm của các đạo diễn phim đầu tay là nóng vội. Ở họ không còn sự hồn nhiên, thoải mái như thế hệ của chúng tôi. Với họ, sợi tóc không phải chẻ làm đôi mà là chẻ làm tám cơ đấy!
* Hình như còn điều này các anh chưa nói: Rõ ràng phim của các đạo diễn trẻ có thị trường, ra rạp nhận được phản ứng của dư luận tức khắc (khen hoặc chê)?
- Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn: Đường thư, Chiến dịch trái tim bên phải và Sống trong sợ hãi là những phim nghệ thuật sáng giá nhất làm nên tên tuổi của đạo diễn thì số phận ở ngoài rạp chiếu quá hẩm hiu.
Chỉ có phim thị trường của đạo diễn trẻ là đến được với nhiều khán giả thôi. Nhưng cái chính vẫn là do các nhà sản xuất giỏi lăng-xê, tiếp thị. Chứ cũng phim ấy làm ở các hãng quốc doanh thì chết dí vì làm gì có đồng xu nào dành cho quảng cáo.
Tuy nhiên, sòng phẳng mà nói thì những phim thị trường của các đạo diễn trẻ cũng có nhiều công phu, tìm tòi. Có thể những tìm tòi đó còn chưa tới, chưa thuyết phục, chưa đủ tính thẩm mỹ, nhưng cần được ghi nhận, không nên dè bỉu và xổ toẹt.
- Đạo diễn Vương Đức: Tôi cũng đồng ý rằng họ biết cách tiếp thị, gây sự chú ý của dư luận. Thế hệ chúng tôi không có phẩm chất đó.
* Theo các anh, những gương mặt nói trên đã đủ sức tạo nên một "thế hệ đạo diễn mới" chưa?
- Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn: Về nhân sự, có thể gọi họ là một thế hệ đạo diễn mới chứ thực ra họ chưa phải là làn sóng mới, chưa tạo nên giọng điệu của riêng mình.
Ở nước ngoài, sự xuất hiện một thế hệ mới đó là sự bứt phá đầy thuyết phục về cách nhìn cuộc sống và cách kể chuyện bằng hình ảnh. Còn ở ta, sự quan tâm của các đạo diễn này vẫn là quan tâm của lớp anh chị trước đó, chỉ khác là họ có ý thức tiếp cận nhu cầu khán giả, nhất là lớp trẻ.
- Đạo diễn Vương Đức: Họ là một thế hệ, một thế hệ mạnh. Tôi xin chúc mừng họ một cách chân thành.
Dư âm giải CDV: "Vàng" nhưng không phải là... "đỉnh"!“Uẩn khúc” từ người xem phim: sống trong cách biệt…Nhìn từ Cánh diều vàng 2005: “Uẩn khúc” làm phimBùi Thạc Chuyên: từ A đến Z"Chuyện của Pao" bay cao tại Cánh diều vàng 2005
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận