22/05/2011 09:00 GMT+7

Phim Việt: hãy nhớ cái chết của thời kỳ "mì ăn liền"

ĐỨC NGUYỄN 
ĐỨC NGUYỄN 

TTO - Có lẽ công chúng yêu thích phim ảnh như tôi đều nhớ vào thập niên 1990, thời kỳ công chúng Việt Nam chưa được xem phim truyền hình dài tập mà chủ yếu tiếp xúc với phim điện ảnh.

sw2uuTix.jpgPhóng to
Diễn viên Lý Hùng trong vai Phạm Công - phim Phạm Công - Cúc Hoa - ảnh: thegioidienanh.vn

Những phim thời đó được quảng cáo rất giản đơn, đôi khi chỉ bằng hình ảnh các tờ rơi hoặc bằng xe chở loa phát thanh chạy trên đường và trong ngõ hẻm chứ không quảng cáo rầm rộ trên truyền hình như bây giờ.

Tuy là những bộ phim mang tính giải trí nhưng thu hút hàng triệu lượt khán giả chen chân đến rạp. Hàng loạt bộ phim đã được công chiếu mà tôi từng được xem qua như: Phạm Công - Cúc Hoa, Xương rồng đen, Lệnh truy nã, Anh chỉ có mình em, Vĩnh biệt Cali, Nước mắt học trò, Đam mê, Trái tim sỏi đá

Đó là những bộ phim mà sau này người ta gọi là phim “thị trường”, phim “mì ăn liền”… nhưng thật sự đã tạo nên những “cơn sốt” cho điện ảnh Việt Nam và làm nên những tên tuổi thời đó như Lý Hùng, Diễm Hương, Lê Tuấn Anh, Việt Trinh, Lê Công Tuấn Anh, Y Phụng, Thu Hà… Họ đã diễn xuất rất tự nhiên, vào vai nhân vật rất thoải mái, không gượng gạo và là những ngôi sao đảm bảo doanh thu cho bất cứ bộ phim nào có họ tham gia. Họ được nhiều khán giả yêu thích và thần tượng.

Sau đó, dòng phim “thị trường” bắt đầu “lao dốc” vào những năm 1994-1995 với lối làm phim nhanh, dễ dãi. Khán giả bắt đầu chán ngấy cách làm phim theo môtíp cũ tình yêu trai gái, tình yêu học trò, giả dối, lọc lừa… Những ngôi sao điện ảnh một thời của Việt Nam như Diễm Hương, Việt Trinh, Y Phụng… buộc phải chia tay màn ảnh nhỏ và khán giả cũng tiếc thay cho tài năng và nét đẹp hiếm thấy của họ một thời.

Những bộ phim truyền hình Việt Nam thời kỳ hiện đại và hội nhập phát triển như Giã từ dĩ vãng,Đồng tiền xương máu, Người Hà Nội… từng xuất hiện trên sóng truyền hình thu hút hàng triệu lượt người xem và yêu thích. Bên cạnh đó là những bộ phim truyền hình nổi tiếng của thế giới được công chiếu trên màn ảnh nhỏ Việt Nam như: Ôsin (Nhật Bản), Tình Châu Giang, Ngôi sao hiểulòng tôi (Trung Quốc); Người giàu cũng khóc, Đơn giản tôi là Maria (Mexico)… Có thể nói đây là những bộ phim truyền hình nổi tiếng và được khán giả yêu thích đến tận bây giờ.

Hôm nay, cùng với thời gian, nhiều bộ phim truyền hình và điện ảnh Việt được khán giả yêu thích như Bỗng dưng muốn khóc, Thiên đường vắng em, Nụ hôn thần chết… Nhiều diễn viên được đánh giá khá cao trong diễn xuất và được khán giả yêu thích như Quyền Linh, Chi Bảo, Bình Minh, Mai Hoa, Hồng Ánh, ca sĩ - diễn viên Phương Thanh, Minh Hằng… Nhưng bên cạnh đó cũng có quá nhiều bộ phim truyền hình mà nội dung na ná nhau đến mức nhàm chán, diễn xuất của diễn viên…"chối tỉ”, nhiều bộ phim mà đạo diễn mời những ngôi sao ca nhạc, người mẫu… nhưng họ chỉ đến với phim bằng ngoại hình đẹp, bắt mắt chứ không phải đang hóa thân vào nhân vật.

Liệu phim truyền hình nếu không kịp điều chỉnh thì cũng sẽ rơi vào vết xe đổ trước đây của dòng phim "mì ăn liền" thuở trước?

Cần làm rung động trái tim

Tôi đã hơn 40 tuổi. Ngày xưa tôi thích xem phim Việt nhưng giờ thì không và không muốn các con mình xem phim Việt thời nay nữa, vì phim Việt hiện đại không phản ánh cuộc sống và cảm xúc của người Việt hiện đại, nhất là quá tạo cảm giác tôn vinh lối sống vật chất và những người nhiều tiền.

Hiện giờ tôi có cảm giác các phương tiện truyền thông đại chúng lẫn phim ảnh đang ăn theo nhóm người thiểu số đó mà quên đại đa số người dân Việt Nam "chăm chỉ làm ăn, lo toan nghèo khó" muốn sống lương thiện mà cuộc sống vật chất tinh thần khó khăn đủ bề.

Tính đa dạng của đất nước Việt, người dân Việt

Tôi rất thường xem phim Việt và luôn ủng hộ phim nhà; luôn mong phim ảnh VN ngày một tiến bộ. Tuy nhiên, mong các nhà làm phim Việt lưu ý đến tính đa dạng của người dân Việt.

Hiện nay, phim tình cảm xã hội VN đa số chỉ phản ánh một phần nào lối sống của một tầng lớp người của ăn của để, đời sống xa hoa với bối cảnh trong phim thường khai thác ở các khu đô thị mới sang trọng với xe hơi nhà lầu, ăn uống dùng dao, nĩa; người đẹp thì luôn lộng lẫy trang điểm như đi dạ hội dù chỉ là chuẩn bị đi... ngủ!

Trong khi đó bối cảnh miền quê sông nước phong phú của ta thì không khai thác. Những cảnh sống cơ hàn bữa cơm bữa cháo làm nên sự nghiệp nhưng vẫn giữ phẩm chất nông dân thì hầu như ít thấy. Chúng ta có ba miền với tập quán khác nhau cũng là những đề tài đáng để khai thác. Chúng ta có nhiều tác phẩm vang bóng một thời của nhóm Tự Lực văn đoàn, Hồ Biểu Chánh... lại ít tận dụng.

Phim lại quá chú trọng đến nguồn diễn viên không chuyên và chỉ có ngoại hình như người mẫu, ca sĩ, hoa hậu... thì làm sao phù hợp bối cảnh quê nghèo, giản dị, chất phác...

Rất mong các nhà viết kịch bản, nhà làm phim quan tâm và các đài truyền hình cũng cần tính toán chi phí cho mỗi tập thỏa đáng đối với từng loại phim để nhà làm phim rộng đường tính toán. Đừng chỉ vì chạy theo lợi nhuận để rồi luẩn quẩn khai thác các chủ đề thiếu tính giáo dục mà chỉ phản ánh được lối sống của một tầng lớp người vật chất, đô thị!

Sự cẩu thả trong nghề

Kịch bản phim Việt xa rời thực tế. Xem phim chỉ toàn sự xa hoa, giàu có: biệt thự, xe hơi, quần áo hiệu, điện thoại xịn... chứ không thấy cái sự nghèo khó của đại đa số người Việt. Đạo diễn phim thì cẩu thả, không thổi được ý tưởng phim vào bối cảnh, như cứ vừa quay vừa lên sóng. Diễn viên thì càng tệ hơn, diễn xuất không có hồn, buồn hay vui cũng chỉ một nét mặt, có khác chăng là sự gượng ép trên gương mặt khi thể hiện sự đau khổ hay vui mừng. Diễn viên không sống cùng nhân vật, không hi sinh vì nghệ thuật, diễn nghèo mà mặt hoa da phấn, tóc nhuộm màu duỗi suôn mềm. Lời thoại sáo rỗng, không biểu lộ cảm xúc, đôi khi có phần thái quá.

Nhưng bù lại những điểm yếu đó của phim Việt là nhạc phim đôi khi rất hay, làm người xem thấy rung cảm với bộ phim và diễn viên.

Tuy nhiên vì sự lâu dài và sự phát triển của phim Việt, hi vọng các nhà phê bình phim cần gắt gao hơn trong khâu kiểm duyệt, cần loại bỏ những bộ phim mì ăn liền, những bộ phim không có giá trị nghệ thuật. Mong rằng nhà viết kịch bản, đạo diễn, diễn viên hết lòng vì nghệ thuật để khi lên sóng, phim Việt là sự mong chờ của tất cả khán giả yêu phim.

Theo bạn, phim Việt hiện nay nên khắc phục ngay vấn đề nào dưới đây?
Đề tài xa lạ với cuộc sống Diễn xuất của diễn viên kém Lời thoại nhạt nhẽo, không chân thật Kịch bản không hấp dẫn, phim dài lê thê Quảng cáo chèn trong phim quá lộ liễu Ý kiến khác

Diễn đàn “Khán giả chê phim Việt, vì sao?” do TTO tổ chức với mong muốn nhận được những bài viết thẳng thắn mổ xẻ tình trạng hiện nay của cả điện ảnh lẫn truyền hình Việt Nam, qua đó đưa ra những gợi ý, giải pháp để nâng tầm chất lượng của phim Việt.

Mời bạn đọc gởi bài viết với những gợi ý sau:

- Bạn thấy kịch bản phim Việt hiện nay như thế nào? Độ hợp lý/ gần gũi/hấp dẫn? Như thế nào là những kịch bản điện ảnh lay động, hấp dẫn, gần gũi.

- Thoại trong phim Việt có tự nhiên hay lên gân, hay nghe giả tạo?

- Đạo diễn Việt Nam còn thiếu điều gì để có nhiều bộ phim xứng tầm, không lạc lõng giữa thị trường, không coi thường khán giả.

- Chất lượng diễn viên hiện nay như thế nào: diễn xuất của diễn viên / mức độ hóa thân vào nhân vật?

- Âm nhạc cho phim

- Vai trò của nhà phê bình, nhà sản xuất, nhà quản lý cũng như hội đồng duyệt phim…

Bạn cũng có thể đề cập cái hay nên học hỏi của những bộ phim truyền hình/ điện ảnh hay của Việt Nam/ thế giới…

Bài viết xin vui lòng gửi về [email protected]; tiêu đề ghi Diễn đàn phim Việt.

Bài viết gõ bằng Unicode, không quá 1.000 chữ. Dưới bài vui lòng ghi đầy đủ thông tin cá nhân để tòa soạn tiện liên hệ.

Mời xem thêm:

Phim truyền hình ngoại: Vì sao hấp dẫn?Quay phim truyện như quay tin truyền hìnhPhim truyền hình nên "kéo" bao nhiêu tập?Phim Việt mơ mộng cảnh giàu sang?

ĐỨC NGUYỄN 
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp