01/01/2019 11:09 GMT+7

Phim Việt 2018: 'Chăm chắm' doanh thu và cái kết 'đau lòng'

MINH TRANG
MINH TRANG

TTO - 2018 không thể gọi là 'năm gặt hái' của điện ảnh Việt khi doanh thu phòng vé sụt giảm, chất lượng nội dung cũng không được đánh giá cao. Người ta gọi 2018 là một năm 'bão hòa' sau khi 'lên như diều' của điện ảnh Việt trong 2017.

Phim Việt 2018: Chăm chắm doanh thu và cái kết đau lòng - Ảnh 1.

Các bộ phim mang lại làn gió khác biệt cho điện ảnh Việt trong năm 2018, từ trái qua: Nhắm mắt thấy mùa hè, và Dream man - Lời kết bạn chết chóc - Ảnh: ĐPCC

Cho đến giờ này, quán quân doanh thu phòng vé của năm 2018 vẫn thuộc về Siêu sao siêu ngố, một bộ phim hài ra mắt dịp Tết âm lịch 2018, bất ngờ thu về đến 109 tỉ đồng, với sự tham gia hoạt náo của Trường Giang.

Đây là một kết quả ngoài tầm dự đoán của giới chuyên môn, bởi xét về chất lượng hay nội dung, Siêu sao siêu ngố chỉ dừng ở mức trung bình, thậm chí khá thường.

"Chăm chắm" doanh thu và cái kết "đau lòng"

Có mặt trong top những phim Việt có doanh thu cao nhất năm 2018 còn có: Tháng năm rực rỡ, Lật mặt: Ba chàng khuyết, Chàng vợ của em...

Những bộ phim này đều có doanh thu trên 85 tỉ đồng, và chỉ tính trong top 5 những bộ phim Việt có doanh thu cao nhất mọi thời đại thì riêng năm 2018 đã góp mặt 2 phim...

Nhưng đó chỉ là bề nổi của một tảng băng chìm: rất nhiều phim dở đã ra rạp trong năm 2018 và đi vào... lãng quên bởi "hồi chuông" đã được gióng từ lâu: đó là sự nhàm chán về đề tài, cũ kỹ về cách thực hiện.

Trailer phim Tháng năm rực rỡ

Có những bộ phim mà chỉ nghe tên thôi người xem đã dấy lên sự hoài nghi về chất lượng lẫn thẩm mỹ của nó như: Thử yêu rồi biết, Tìm vợ cho bà, Ma nữ siêu quậy, Chú ơi đừng lấy mẹ con, Cạm bẫy - Hơi thở của quỷ, Lala hãy để anh yêu em, Yêu em bất chấp...

Phim ra rạp liên tục và biến mất "nhanh như chớp" bởi đơn giản là không có khán giả.

Năm nay, số lượng phim ra rạp ước tính khoảng 40 phim, lẽ ra con số này có thể tăng hơn nữa nếu như nhiều dự án phim dự kiến sẽ ra mắt vào những tháng cuối năm không hủy lịch diễn, "nhảy tường" qua 2019 để chờ một thời điểm thích hợp (cũng là) an toàn hơn cho việc ra mắt.

Phim Việt 2018: Chăm chắm doanh thu và cái kết đau lòng - Ảnh 3.

Phim Nhắm mắt thấy mùa hè

Câu chuyện kịch bản vẫn không được giải quyết triệt để dù có khá nhiều cuộc thi về biên kịch. Trong các bộ phim remake (làm lại) trong 2018, ngoại trừ Tháng năm rực rỡ của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng là một bản remake thành công, những bộ phim còn lại đều cho thấy sự yếu kém về mặt Việt hóa.

Có thể thấy cú hích hơn 171 tỉ của bộ phim Em chưa 18 đã tạo ra sự hồ hởi cho các nhà làm phim Việt, nhưng cũng đồng thời đẩy họ vào thế lúng túng khi không biết mình cần gì, muốn gì trong một tác phẩm điện ảnh, khi bộ phim làm ra với đích đến đơn giản chỉ là làm sao thu về được thật nhiều tiền vé!

Họ quên một điều: khán giả ngày nay đâu dễ dàng "qua mặt", và sự giậm chân tại chỗ - hay thậm chí thụt lùi của phim Việt trong năm 2018 so với 2017 là một cái kết "đắng lòng" nhưng phải chấp nhận.

Phim Việt 2018: Chăm chắm doanh thu và cái kết đau lòng - Ảnh 4.

Phim Song Lang

Mạnh dạn những tiếng nói "khác biệt"

Dẫu là một năm "ít vui hơn buồn", nhưng trong những cái khó, 2018 lại là năm có những "điểm sáng" nổi trội. Đó là sự "đổ bộ" của lớp đạo diễn trẻ măng với những phim dài đầu tay mang đến một bầu không khí trong lành, tính tác giả cần có và cả chút ít liều lĩnh chinh phục người xem.

Nhắm mắt thấy mùa hè của nữ đạo diễn Cao Thúy Nhi ra mắt vào tháng 6-2018 nhận được những khích lệ đáng quý bởi ngoài là bộ phim do một đạo diễn nữ cầm trịch, lại là phim độc lập hiếm hoi hoàn toàn thực hiện bằng kinh phí tự thân, bộ phim còn cho thấy góc nhìn thẩm mỹ, cách làm phim gọn gàng nhưng nhiều cảm xúc.

Song Lang của đạo diễn Leon Lê cũng tạo được những dư âm tuyệt đẹp. Bộ phim làm sống lại những ký ức đẹp đẽ về Sài Gòn thập niên 1980 với cải lương, làm người xem xao xuyến trước những tình cảm thuần khiết, cả xao xuyến vì cách làm phim tỉ mỉ, kỹ lưỡng, giàu ngôn ngữ điện ảnh mà có lẽ rất lâu rồi họ mới được "chiêu đãi".

Phim Việt 2018: Chăm chắm doanh thu và cái kết đau lòng - Ảnh 5.

Phim Dream man - Lời kết bạn chết chóc

Dream man - Lời kết bạn chết chóc của Roland Nguyễn cũng mang đến một góc nhìn khác về phim kinh dị Việt Nam, bắt nguồn từ câu chuyện của thế giới ảo mà không phải rưới "nước xốt" hài hước như nhiều bộ phim kinh dị Việt đã làm và thất bại thảm hại.

Ống kính sát nhân của đạo diễn 9X Nguyễn Hữu Hoàng với đề tài trinh thám, tâm lý không "dễ chơi"... đã chấp nhận mạo hiểm, đi khác nhịp với dòng chảy của phim chiếu rạp "một màu" dù vẫn còn non nớt.

Tất cả những bộ phim kể trên đều không đạt doanh thu cao về mặt phòng vé, nhưng chính điều đó lại tạo ra sự cân bằng cho thị trường điện ảnh 2018. Một thị trường phim mà chỉ có những phim hài mua vui vài trống canh, phim tình cảm dễ làm dễ quên hay vài bộ phim "bom tấm" rầm rộ về PR nhưng nội dung nhạt nhẽo, nhàm chán thì phải chăng quá đáng buồn?

Những "quả đắng" mang tên phim Việt của năm 2018

TTO - Trong những ngày cuối năm 2018, bên cạnh những niềm vui, bạn đọc hãy cùng Tuổi Trẻ Online nhìn lại những 'bài học đắng' mà điện ảnh Việt đã phải chứng kiến trong năm 2018.

MINH TRANG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp