Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana thị sát việc xây dựng đường băng trên đảo Thị Tứ tháng 4-2017 - Ảnh chụp màn hình
Thị Tứ, hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng bị Philippines chiếm đóng, trở thành tâm điểm chú ý trong một tháng trở lại đây.
Thị Tứ là một trong các hòn đảo lớn thuộc Trường Sa, cách đá Subi - một thực thể bị Trung Quốc chiếm đóng và cải tạo trái phép thành đảo nhân tạo - khoảng 12 hải lý.
Sự xuất hiện của các tàu cá treo cờ Trung Quốc và tàu công vụ Trung Quốc tại các khu vực xung quanh Thị Tứ khiến Manila cảnh giác sau bài học ở bãi cạn Scarborough năm 2012.
Hôm qua (2-4), Bộ Ngoại giao Philippines đã gửi công hàm phản đối việc hàng trăm tàu cá Trung Quốc xuất hiện dày đặc xung quanh Thị Tứ trong những ngày gần đây.
Mặc dù không công bố chính xác có bao nhiêu tàu, các quan chức Philippines tỏ ra lo ngại khi cho rằng Bắc Kinh đang cố gắng tạo sự đã rồi trong khu vực.
"Nói tôi nghe, các ông có thể làm gì để gởi một thông điệp khác mạnh mẽ tới họ đi, ngoại trừ chuyện yêu cầu họ rời khỏi chỗ đó", ông Panelo vặn lại phóng viên ngày 2-4 khi được hỏi sẽ làm gì sau khi "bày tỏ quan ngại sâu sắc bằng kênh ngoại giao".
Người phát ngôn của Tổng thống Philippines khẳng định "Manila sẽ hành động theo một cách khác để bảo vệ chủ quyền quốc gia" nếu Bắc Kinh tiếp tục phớt lờ công hàm của nước này.
"Tôi không cho là Tổng thống Duterte sẽ đánh cược sinh mạng của binh sĩ bằng cách đưa họ tới đó (Thị Tứ - PV) và tuyên bố chiến tranh. Tôi chỉ nói với các ông những gì tôi nghĩ, những thứ có thể làm được. Đó cũng là những gì Ngoại trưởng Albert del Rosario đang nói", ông Panelo nói thêm.
Trong một diễn biến khác có liên quan cùng ngày, Bộ Quốc phòng Philippines đã ra tuyên bố, kêu gọi ngư dân Philippines tiếp tục các hoạt động đánh bắt tại các vùng biển của Philippines và thuộc vùng đặc quyền kinh tế Philippines.
Giới quan sát dành ánh mắt nghi ngờ trước đội tàu cá của Trung Quốc trên Biển Đông, cho rằng đây thực chất là lực lượng "dân quân biển", một công cụ thực thi yêu sách chủ quyền vô lý của Bắc Kinh.
Trong trường hợp Thị Tứ, các hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc sử dụng các tàu mang danh nghĩa là tàu cá để áp sát hòn đảo do Philippines kiểm soát, ngoài cùng là các tàu công vụ như hải cảnh.
Các tàu Trung Quốc bắt đầu xuất hiện nhiều xung quanh Thị Tứ khi Philippines chuẩn bị cải tạo hòn đảo này.
Bắc Kinh từng lợi dụng thời tiết và sự nhiễu loạn thông tin để giành quyền kiểm soát trên thực tế bãi cạn Scarborough từ Philippines năm 2012.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận