22/12/2021 21:00 GMT+7

Phiên tòa xét xử Trịnh Sướng: 'Dung môi mà bán ra gọi là xăng thì chính là xăng giả'

ĐÌNH CƯƠNG
ĐÌNH CƯƠNG

TTO - Ngày 22-12, phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án 'sản xuất, buôn bán hàng giả' liên quan Trịnh Sướng và 38 bị cáo khác thuộc 4 đường dây xăng giả tiếp tục tranh luận việc 'xăng thật xăng giả' như tại phiên tòa lần trước.

Phiên tòa xét xử Trịnh Sướng: Dung môi mà bán ra gọi là xăng thì chính là xăng giả - Ảnh 1.

Bị cáo Trịnh Sướng tại phiên tranh luận ngày 22-12 - Ảnh: ĐÌNH CƯƠNG

Cáo trạng cáo buộc Trịnh Sướng (54 tuổi, trú tại Sóc Trăng, giám đốc Công ty TNHH Mỹ Hưng) đã pha trộn tổng cộng 192 triệu lít xăng giả. Thời điểm phát hiện, nhóm của Sướng đã bán ra thị trường 188 triệu lít, thu lợi bất chính hơn 151 tỉ đồng. 

Phiên tranh luận hôm nay, luật sư Nguyễn Duy bào chữa cho ông Sướng tiếp tục đề cập lại vấn đề xác định chất lượng xăng của ông Sướng pha chế. 

Tại phiên tòa tháng 4-2021, vị này cho rằng số xăng cơ quan điều tra bắt quả tang của ông Sướng chỉ là xăng kém chất lượng chứ không phải xăng giả, vì chỉ vi phạm 2 - 3 chỉ tiêu trong 19 nhóm tiêu chuẩn của quy chuẩn Việt Nam. Đại diện VKS giải thích với xăng chỉ cần vi phạm 1 trong 19 tiêu chí kể trên thì sẽ được coi là hàng giả. 

Đến phiên hôm nay, luật sư Nguyễn Duy xoay lại vấn đề chất lượng xăng. Tuy nhiên lần này là với số xăng cơ quan chức năng không thu giữ, bắt quả tang được, không được đưa đi giám định chất lượng. 

Theo luật sư, số xăng không thu giữ được mẫu vật thì không đủ căn cứ để xác định, giám định số này là hàng giả: "Hàng không thu giữ được thì tính bằng hóa đơn đầu vào để quy ra lượng xăng giả nhưng nếu tỉ lệ xăng nền cao thì có coi là xăng giả không?".

Luật sư Duy cho rằng từ số dung môi thu được VKS đã xác định số này tương đương với xăng giả. Việc này theo ông Duy không phù hợp. 

"Dung môi là dung môi, xăng là xăng. Dung môi pha vào xăng thì mới là xăng giả. Chỉ nên xác định nó là công cụ chuẩn bị pha chứ không nên tính số này là hàng giả", ông Duy bào chữa và thắc mắc về cách tính tỉ lệ pha trộn xăng với dung môi. Do tỉ lệ này không cố định nên cơ sở nào để VKS tính tỉ lệ 30% xăng nền, 70% dung môi cho bị cáo Sướng.

Phiên tòa xét xử Trịnh Sướng: Dung môi mà bán ra gọi là xăng thì chính là xăng giả - Ảnh 2.

Luật sư Nguyễn Duy bào chữa cho Trịnh Sướng - Ảnh: ĐÌNH CƯƠNG

Đối đáp với các lập luận trên, đại diện VKS khẳng định 3 công ty liên quan đến Trịnh Sướng không được phép sản xuất xăng. Nhóm ông Sướng đã nhập xăng chính hãng về pha trộn để tạo thành hỗn hợp gọi là xăng giả. 

Trịnh Sướng chỉ quan tâm đến chỉ số RON nhưnng thực tế có rất nhiều chỉ số quy định chất lượng xăng. Trong vụ án này các bị cáo đem đi pha theo cách thủ công rõ ràng, xăng chính hãng đã đạt chuẩn nhưng các bị cáo về pha bán thì rõ ràng là xăng giả.

Về đề nghị chỉ nên xác định dung môi chưa pha xăng là công cụ chuẩn bị pha chứ không nên tính số này là hàng giả, đại diện VKS cho rằng ông Sướng pha xăng xuyên suốt từ năm 2017 đến khi bị bắt quả tang nên không thể tính là công cụ chuẩn bị. Ngoài ra dung môi bán ra thị trường với tên gọi là xăng thì cũng là buôn bán hàng giả.

Về tỉ lệ pha trộn xăng, đại diện VKS cho rằng mặc dù pha theo nhiều tỉ lệ nhưng cáo trạng chỉ tính tỉ lệ thấp nhất. 

"Lời khai của các bị cáo thể hiện tỉ lệ xăng nền thấp nhất là 30% xăng nền. Do đó chúng tôi áp dụng nguyên tắc có lợi cho bị cáo để tính ra số lượng xăng giả mà các bị cáo pha trộn", đại diện VKS trả lời.

Liên quan đến 69 bất động sản bị kê biên cùng 5 triệu cổ phiếu trị giá hơn 90 tỉ, luật sư Duy lập luận vì đây là tài sản chung của 2 vợ chồng ông Sướng nên chỉ nên kê biên, niêm phong 50%, số còn lại phải trả lại cho vợ ông Sướng.

Phiên tòa xét xử Trịnh Sướng: Dung môi mà bán ra gọi là xăng thì chính là xăng giả - Ảnh 3.

Đại diện viện kiểm sát tham gia tranh luận - Ảnh: ĐÌNH CƯƠNG

Trả lời luật sư, đại diện VKS cho biết đối với 69 thửa đất do đang được thế chấp tại các ngân hàng nên phải căn cứ vào Bộ luật dân sự để đảm bảo việc thu hồi nợ của các ngân hàng, do các ngân hàng không biết đất từ nguồn nào nên đề nghị phải kê biên với các thửa đất trên để các ngân hàng thu hồi nợ.

Đối với số cổ phiếu của Trịnh Sướng cần tiếp tục phong tỏa để đảm bảo việc thi hành án. Tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân nếu không có căn cứ người vợ có tham gia thì đề nghị tịch thu 50% của chồng, trả lại 50% còn lại cho vợ ông Sướng.

'Trùm' xăng dầu Trịnh Sướng bị đề nghị 12 - 13 năm tù

TTO - Ngày 21-12, phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án 'sản xuất, buôn bán hàng giả' của nhóm Trịnh Sướng và 3 nhóm khác hoạt động riêng ở nhiều tỉnh thành đã kết thúc ngày xét xử thứ 2.

ĐÌNH CƯƠNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp