Với 270.000 euro/năm, Kasper Hjulmand là một trong những HLV nhận lương thấp nhất ở VCK Euro 2020 - Ảnh: AFP
Tuy tự xưng là "những ủng hộ viên hiền hòa" (từ "rolig" có nghĩa là điềm tĩnh, êm ả trong tiếng Đan Mạch), nhưng họ cũng chẳng kém ai về sự cuồng nhiệt.
Gọi là "nhẹ nhõm" vì chuyện Đan Mạch không bị loại sớm vừa là liều thuốc thử trong một đội hình không có cầu thủ mang áo số 10 Christian Eriksen, vừa cho HLV Kasper Hjulmand - người đem lại lối chơi mới cho đội tuyển.
Trong những HLV có mặt tại Euro 2020, Kasper Hjulmand, 49 tuổi, thuộc nhóm ít tiếng tăm nhất.
Sự nghiệp huấn luyện của Hjulmand cũng khá lận đận. Ông từng đến CLB FSV Mainz (Đức) năm 2014 để thay HLV Thomas Tuchel, nhưng bị sa thải sau chưa đầy một năm.
Trở về quê hương năm 2016, HLV Hjulmand chỉ được dư luận chú ý khi đưa CLB tầm trung Nordsjælland lần đầu giành chức vô địch Danish Superliga năm 2019. Với Hjulmand, CLB Nordsjælland đã trình diễn một lối đá kỹ thuật và đẹp mắt. Nhưng nhiều người nghi ngờ tính hiệu quả của lối chơi này khi áp dụng vào đội tuyển Đan Mạch, nhất là khi phải đối đầu với những đối thủ mạnh.
Dù trung thành với lối chơi tạt cánh, đánh đầu quen thuộc của các đội Bắc Âu mà nhiều người cho là nhàm chán, nhưng trong thời gian dẫn dắt tuyển Đan Mạch từ tháng 12-2015 tới tháng 6-2020, người tiền nhiệm của Hjulmand là HLV Hareide đã đưa Đan Mạch từ hạng 47 lên hạng 10 thế giới. Do đó, thay thế Hareide không phải chuyện dễ dàng.
Nhưng Liên đoàn Bóng đá Đan Mạch (DBU) không có nhiều sự chọn lựa vì... không có tiền. Vì vậy, một trong những lý do Hjulmand được chọn là ông không đòi lương cao. Sau khi Hjulmand nhận chức, Đan Mạch đã thi đấu tốt trong những trận đấu giao hữu trước VCK Euro 2020. Không ai trách Hjulmand khi Đan Mạch thua Phần Lan. Trong hoàn cảnh quá bất ngờ vì sự cố với Christian Ericksen, việc Đan Mạch vẫn có thể tiếp tục thi đấu để không bị xử thua 0-3 đã là chuyện lạ.
Người ta chỉ thực sự xem Đan Mạch thi đấu trong trận gặp Bỉ. Dù thua 1-2, Đan Mạch vẫn làm cho nhiều người ngạc nhiên khi trình diễn một lối chơi đa dạng, biến hóa và hấp dẫn. Đến trận thắng Nga để giành vị trí nhì bảng, người hâm mộ bắt đầu cảm thấy yên tâm với HLV Hjulmand và sự thể hiện của các cầu thủ trẻ từ 21 - 23 tuổi như Kasper Dolberg, Jonas Wind, Andreas Skov Olsen và Mikkel Damsgaard.
Cũng như DBU, các CLB Đan Mạch thường nghèo. Với dân số vẻn vẹn 5,7 triệu, thị trường vốn đã hẹp, sự chú ý còn phải chia cho các môn thể thao khác mà Đan Mạch rất mạnh như bóng ném (đội nam Đan Mạch là đội đương kim vô địch thế giới và vô địch Olympic), cầu lông. Các ngôi sao thể thao nơi đây cũng không có nhiều cơ hội kiếm tiền từ các hợp đồng quảng cáo như tại nhiều nước khác. Do đó, tiền lương, thưởng các CLB trả cho cầu thủ của họ cũng không cao.
Nhưng cái khó ló cái khôn. Những năm gần đây, các CLB ở Đan Mạch đẩy mạnh việc xuất khẩu cầu thủ. Họ tích cực phát hiện, đào tạo cầu thủ trẻ rồi thu lợi từ phí chuyển nhượng (do CLB đầu tiên vẫn được hưởng phí chuyển nhượng trong những lần sau). Nhờ vậy, 22/26 trong số các cầu thủ Đan Mạch tham dự Euro 2020 đang thi đấu tại các CLB ở nước ngoài như Chelsea, Barcelona, AC Milan, Fulham, Southampton, Tottenham... Điều này giúp các CLB trong nước có tiền để duy trì hoạt động, các cầu thủ có thu nhập tốt và có cơ hội cọ xát với bóng đá đỉnh cao.
Thăm dò của YouGov trước VCK Euro 2020 cho thấy chỉ có 33% người Đan Mạch tin tưởng đội nhà sẽ tiến vào trận chung kết. Nhưng giờ đây, nhiều người đã nhắc tới chuyện tuyển Đan Mạch của anh em Laudrup giành chức vô địch Euro năm 1992 dù tham dự bằng vé vớt.
Nhưng với nhiều người, Đan Mạch có bị loại cũng chẳng sao. Điều quan trọng là họ đã cho cả thế giới thấy ý chí kiên cường, tình đồng đội... - những điều quý giá chẳng kém chiếc cúp vô địch.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận