08/08/2021 12:00 GMT+7

Phía sau cánh cửa cách ly

TỰ TRUNG
TỰ TRUNG

TTO - Không nề hà, không so đo, các tình nguyện viên luôn bên cạnh đội ngũ y bác sĩ, làm tất cả những gì có thể để giành lại những nhịp thở đang bị đánh cướp bởi virus corona. Cuộc đời trong những ngày đại dịch lại vẫn cứ đẹp lên như thế.

Phía sau cánh cửa cách ly - Ảnh 1.

Sư cô Nhuận Bình chỉnh mặt nạ thở và động viên bệnh nhân F0 đang điều trị cấp cứu

"Để cho tuổi trẻ của mình có ý nghĩa, mà ý nghĩa nào hơn là xắn tay vào việc trong những ngày này" - sư cô Thích Nữ Nhuận Bình thì thầm qua chiếc khẩu trang và bộ đồ bảo hộ cấp 4 bịt bùng. 

Tình nguyện đến phục vụ ở Bệnh viện dã chiến số 12 (TP Thủ Đức), cô là một trong 36 tình nguyện viên của bệnh viện và là một trong hàng ngàn tình nguyện viên ở khắp các địa chỉ điều trị COVID-19 hiện tại.

Đến các bệnh viện dã chiến cũng như vào các khu cách ly, phòng cấp cứu, phòng điều trị bệnh nhân nặng, đâu đâu cũng có bóng dáng tình nguyện viên bên cạnh các y bác sĩ. Có các ni, các tăng, các xơ, các F0 đã điều trị khỏi, các bạn trẻ khỏe mạnh, có khi chưa lần nào phải vào bệnh viện…

Chỉ được huấn luyện cơ bản, rồi nhìn nhau học, phân công nhau, việc cần thì xắn tay làm, họ đã giúp các y bác sĩ rất nhiều trong tình trạng quá tải bệnh nhân ngay ngày đầu mở bệnh viện. Nguy hiểm là có thật và đã không ít người bị nhiễm bệnh ngay tuần đầu tiên. 

"Nhưng không sao, cách ly ít bữa rồi chúng tôi sẽ quay lại đội hình và phấn đấu gấp đôi để bù lại những ngày "thất nghiệp"…" - xơ Thảo nói với đồng đội từ phòng cách ly.

Còn bác sĩ Phạm Đăng Trọng Tường, giám đốc Bệnh viện dã chiến số 12, luôn là người sát cánh, động viên các tình nguyện viên từ những ngày đầu thành lập bệnh viện dã chiến. 

"Ở bệnh viện luôn tính trước đến việc anh em bị nhiễm, mặc dù bệnh viện luôn có quy tắc nghiêm ngặt để bảo vệ mình, gia đình, đồng nghiệp..., phát hiện lỗi chỗ nào thì điều chỉnh khống chế để bảo toàn lực lượng. Khi anh chị bị bệnh, đó là một hi sinh rất lớn chứ không phải lỗi lầm gây phiền phức cho mọi người", Bác sĩ Tường chia sẻ.

Không nề hà, không so đo, các tình nguyện viên luôn bên cạnh đội ngũ y bác sĩ, làm tất cả những gì có thể để giành lại những nhịp thở đang bị đánh cướp bởi virus corona. 

Cuộc đời trong những ngày đại dịch lại vẫn cứ đẹp lên như thế.

Phía sau cánh cửa cách ly - Ảnh 2.

Có rất nhiều sự hy sinh khi làm tình nguyện viên để giúp các bệnh nhân vượt qua đại dịch

Phía sau cánh cửa cách ly - Ảnh 3.

Tình nguyện viên hỗ trợ mặc trang phục để bước vào khu cách ly

Phía sau cánh cửa cách ly - Ảnh 4.

Bác sĩ Trọng Tường giúp các tình nguyện viên chuẩn bị “hành trang” để vào khu vực cách ly điều trị cho F0

Phía sau cánh cửa cách ly - Ảnh 5.

Động viên nhau vượt qua dịch bệnh

Phía sau cánh cửa cách ly - Ảnh 6.

Nhà sư Hữu Tùng với tấm lưng ướt đẫm mồ hôi sau khi bước ra khỏi khu vực điều trị F0

Phía sau cánh cửa cách ly - Ảnh 7.

Công việc hằng ngày của xơ Diệu phía sau cánh cửa cách ly - Ảnh: TỰ TRUNG

Phía sau cánh cửa cách ly - Ảnh 8.

Xơ Dung động viên, hướng dẫn bệnh nhân F0 tập thể dục - Ảnh: TỰ TRUNG

Phía sau cánh cửa cách ly - Ảnh 9.

Phút nghỉ ngơi của các tình nguyện viên sau ca làm việc với các bệnh nhân F0

Phía sau cánh cửa cách ly - Ảnh 10.

Bệnh nhân hết bệnh chia tay các tình nguyện viên khi xuất viện

Đập heo đất tiền dưỡng già mua 1 tấn gạo gửi vào các khu cách ly tập trung Đập heo đất tiền dưỡng già mua 1 tấn gạo gửi vào các khu cách ly tập trung

TTO - Bà Nguyễn Thị Chanh (75 tuổi, trú phường Thuận Lộc, TP Huế) đã quyết định đập heo đất, lấy hết tiền dành dụm của mình bấy lâu nay để mua gạo gửi vào cho bà con đang ở các khu cách ly tập trung.

TỰ TRUNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Chủ đề: khu cách ly F0
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp