09/04/2023 12:23 GMT+7

Phi hành gia chụp các hố vàng lấp lánh trong rừng Amazon

Khi Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) trôi trên miền đông Peru, một phi hành gia chụp được ảnh các hố thăm dò vàng ở rừng Amazon. Dưới tia sáng Mặt trời, các hố đào phản chiếu ánh vàng rạng rỡ.

Phi hành gia chụp các hố vàng lấp lánh trong rừng Amazon - Ảnh 1.

Những khu rừng đầy vàng ở miền đông Peru được ISS chụp lại - Ảnh: TRUNG TÂM KHÔNG GIAN JOHNSON

Theo giải thích từ Đài quan sát Trái đất của NASA, hàng trăm hố thăm dò vàng chứa đầy nước, bao quanh là bùn không có thực vật, nên nhìn thấy rất rõ trong ảnh.

Các kênh đan xen giống như con sâu ở phía bên trái của ảnh là sông Inambari.

Những hình ảnh này thực sự cho thấy một tình trạng đáng lo ngại về việc khai thác vàng lậu rầm rộ ở rừng Amazon

Khu vực rừng này nằm trong lãnh thổ của 9 quốc gia: chủ yếu là Brazil (chiếm 60% rừng), Peru (13%), và phần còn lại thuộc Colombia, Venezuela, Ecuador, Bolivia, Guyana, Surinam, Guyana.

Khai thác vàng là ngành kinh doanh lớn ở Peru, quốc gia sản xuất kim loại quý lớn thứ sáu trên thế giới.

Tuy nhiên, một số hoạt động khai thác bất hợp pháp đã tàn phá môi trường địa phương và cộng đồng người Amazon.

Trong những năm gần đây, cơn sốt khai thác vàng lậu với các thành phố tạm bợ mọc lên tại Madre de Dios - một khu vực ở lưu vực sông Amazon phía đông nam Peru, giáp với Brazil và Bolivia. Họ khai thác môi trường một cách liều lĩnh để lấy vàng.

Cùng với nạn phá rừng trên diện rộng, nó cũng gây ra lũ lụt, nước ô nhiễm trong hệ sinh thái xung quanh.

Một trong những mối quan tâm chính là thủy ngân và methylmercury có độc tính cao. Những người khai thác vàng lậu sử dụng thủy ngân để tách quặng vàng khỏi đất và trầm tích. Họ thường không có biện pháp phòng ngừa an toàn đầy đủ.

Thủy ngân là một chất độc thần kinh mạnh, ngấm vào các ao hồ và sau đó thông qua quá trình chuyển đổi của vi sinh vật, chúng biến thành hóa chất siêu độc methylmercury.

Khai thác vàng lậu đã trở thành một vấn nạn đang gia tăng ở Peru và các vùng khác của Nam Mỹ.

Ngoài việc đối phó với ngộ độc thủy ngân và tác động môi trường của việc khai thác vàng bất hợp pháp, các cộng đồng người Amazon cũng phải chịu bạo lực do việc khai thác vàng lấn chiếm đất đai của họ.

Chẳng hạn vào đầu những năm 1990, một nhóm thợ mỏ đã vào làng Haximú ở Brazil và tàn sát 16 người Yanomami, trong đó có một em bé.

Hậu quả là 5 thợ mỏ bị kết tội diệt chủng. Gần đây, năm 2020, hai người Yanomami bị giết sau cuộc đối đầu với những người khai thác vàng lậu ở miền bắc Brazil.

Kể từ năm 2023, chính phủ mới của Brazil đã thực hiện các bước để trấn áp hoạt động khai thác vàng trái phép trong rừng nhiệt đới Amazon, nhưng vấn nạn này vẫn tiếp tục kéo dài trên khắp Nam Mỹ.

Đưa cả máy xúc làm 3km đường trong rừng phòng hộ để khai thác vàng trái phépĐưa cả máy xúc làm 3km đường trong rừng phòng hộ để khai thác vàng trái phép

TTO - Chu Văn Hòa (36 tuổi, ở Lai Châu) đã thuê máy xúc đào, phá rừng, tạo thành con đường dài khoảng 3km để khai thác vàng trái phép.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp