Xe
14/03/2024 10:00 GMT+7

Phí bảo hiểm ô tô tăng do hãng bán dữ liệu của chủ xe?

Các công ty bảo hiểm ô tô có thể biết khi nào chủ xe phanh gấp, tăng tốc quá đà. Họ sử dụng thông tin đó để tăng phí.

Rất nhiều tài xế không biết mình bị theo dõi dữ liệu - Ảnh: Money Talk News

Rất nhiều tài xế không biết mình bị theo dõi dữ liệu - Ảnh: Money Talk News

"Hiện đại hại điện" có thể đúng trong một số trường hợp. Với ô tô, đó là khi xe trở thành "máy tính biết đi". Hay nói cách khác là kho tàng dữ liệu như những máy tính, điện thoại mà chúng ta vẫn dùng hằng ngày.

Dữ liệu do chính các nhà sản xuất ô tô thu thập. Các nhà sản xuất ô tô tung ra các ứng dụng điểm thưởng dành cho người lái xe tốt với lý do nâng cao an toàn, hay nâng cao trải nghiệm người dùng. Và rồi, các công ty bảo hiểm lại sử dụng những dữ liệu này để tính phí bảo hiểm ô tô.

Chẳng hạn, theo thông tin của tờ New York Times (NYT), General Motors của Mỹ đã bán dữ liệu có được từ ứng dụng như OnStar Smart Driver cho các công ty môi giới dữ liệu. Sau đó các công ty bảo hiểm sẽ sử dụng dữ liệu này để xác định phí bảo hiểm.

Nguồn tin nội bộ của NYT khẳng định doanh thu từ hoạt động này lên tới hàng triệu USD.

Công ty bảo hiểm từ chối bảo hiểm ô tô

Nhà sản xuất có lợi, nhưng người tiêu dùng bị thiệt. Một chủ xe Cadillac ở Florida, Mỹ nói với NYT rằng ông đã bị 7 công ty từ chối bảo hiểm. Lý do là xe ông có xu hướng phanh gấp, tăng tốc "nguy hiểm" và đôi khi chạy quá tốc độ.

"Tôi không hiểu họ định nghĩa phanh gấp như thế nào. Người ngồi xe không hề bị đẩy ra phía trước. Tương tự với tăng tốc. Tôi không hề có cảm giác bứt tốc. Rốt cuộc thì họ định nghĩa như thế nào? Tôi không hề thấy mình lái xe bất cẩn hay nguy hiểm", chủ xe nói.

Tài xế biết chuyện hãng thu thập dữ liệu thì cũng không nhận thức được rằng các hãng không chỉ dùng để nâng cao trải nghiệm lái xe, mà còn bán cho bên thứ ba - Ảnh: Car and Driver

Tài xế biết chuyện hãng thu thập dữ liệu thì cũng không nhận thức được rằng các hãng không chỉ dùng để nâng cao trải nghiệm lái xe, mà còn bán cho bên thứ ba - Ảnh: Car and Driver

Đáng báo động, chủ xe nói rằng không hề biết sự tồn tại của OnStar Smart Driver. Anh chưa bao giờ nhìn thấy trong ứng dụng MyCadillac và không thể tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào về việc đã đăng ký sử dụng.

Đối với chủ sở hữu những chiếc xe hiệu suất cao như Corvette, không rõ liệu các ứng dụng có phân biệt được chủ xe "phóng nhanh" trên đường đua, đường cao tốc hay đường thành phố không.

General Motors thừa nhận nhưng khẳng định chủ xe đã đồng ý

General Motors thừa nhận với NYT rằng hãng chia sẻ "những thông tin sâu sắc có chọn lọc" về phanh, tăng tốc và phóng nhanh trên 130km/h với các nhà môi giới dữ liệu. Tuy nhiên, hãng khẳng định khách hàng đồng ý chia sẻ dữ liệu, khi ký vào thỏa thuận người dùng.

Phí bảo hiểm ô tô tăng do hãng bán dữ liệu của chủ xe?- Ảnh 3.
Phí bảo hiểm ô tô tăng do hãng bán dữ liệu của chủ xe?- Ảnh 4.

Có chủ xe nói rằng chưa từng đồng ý sử dụng ứng dụng thông minh khi mua xe Cadillac, và cũng không biết cơ sở nào để đánh giá hành vi lái xe của ông là "nguy hiểm" - Ảnh: NYT

General Motors không phải hãng duy nhất làm như vậy. Các nhà sản xuất có ứng dụng thông minh như Kia, Mitsubishi, Hyundai, Honda/Acura cũng chia sẻ với các nhà môi giới dữ liệu. Các hãng nói rằng thông tin chỉ được chia sẻ khi chủ xe đồng ý.

Dẫu vậy, theo NYT, rất nhiều chủ xe không hề biết điều này. Chẳng hạn, chủ xe Honda rất khó nhìn ra vấn đề trong các điều khoản dài tới 2.000 từ.

Một số hãng yêu cầu sự đồng ý rõ ràng

Các hãng đều khẳng định việc chia sẻ dữ liệu có sự đồng ý từ người dùng - Ảnh minh họa: Kia

Các hãng đều khẳng định việc chia sẻ dữ liệu có sự đồng ý từ người dùng - Ảnh minh họa: Kia

Không phải tất cả các hãng đều để chung mọi điều khoản vào bản hợp đồng hàng nghìn chữ. Kia cho biết việc chia sẻ dữ liệu cần có sự đồng ý bổ sung và khẳng định chắc chắn từ chủ xe. Subaru cho biết họ chỉ chia sẻ dữ liệu đồng hồ với các nhà môi giới dữ liệu.

Tháng trước, thượng nghị sĩ Edward Markey của bang Massachusetts đã kêu gọi Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) điều tra việc thu thập dữ liệu từ ô tô.

Ngay cả những người ủng hộ bảo hiểm dựa trên việc sử dụng, như giáo sư ngành luật Omri Ben-Shahar ở Đại học Chicago, cũng đặt câu hỏi về sự không rõ ràng. Ông khẳng định những tài xế biết mình đang bị theo dõi sẽ lái cẩn thận hơn. Và xã hội sẽ không được lợi gì nếu chủ xe không biết đến điều đó.

Phí bảo hiểm ô tô tăng do hãng bán dữ liệu của chủ xe?- Ảnh 6.'Tôi thấy phí tiền khi mua bảo hiểm ô tô'

“Về cơ bản, mua bảo hiểm tức là chấp nhận rủi ro. Tôi nghĩ bản thân đủ tỉnh táo để quyết định không mua bảo hiểm vật chất cho xe vì nhiều lý do”, một độc giả tâm sự.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp