16/03/2018 21:51 GMT+7

'Phép mầu' nào giúp Stephen Hawking chống chọi bệnh ALS?

NHÃ THANH (Theo Time)
NHÃ THANH (Theo Time)

TTO - Người khác mắc bệnh ALS chỉ sống sót 2-3 năm nhưng Stephen Hawking sống hơn 50 năm. Giới khoa học đang cố tìm ra nguyên nhân giúp ông chống lại căn bệnh này.

Phép mầu nào giúp Stephen Hawking chống chọi bệnh ALS? - Ảnh 1.

Nhà vật lý vũ trụ thiên tài Stephen Hawking - Ảnh: NASA

Thế giới vừa mất đi một trong những bộ óc thông minh nhất khi nhà vật lý huyền thoại Stephen Hawking qua đời ở tuổi 76. 

Nguyên nhân cái chết của Hawking có thể là do bệnh xơ cứng teo cơ (ALS), chứng bệnh làm mất dần chức năng thần kinh và cơ bắp theo thời gian. 

ALS là gì?

Theo Hiệp hội ALS, bệnh này còn được gọi là bệnh Lou Gehrig, là một căn bệnh thoái hóa thần kinh phát triển không ngừng, làm xói mòn các nơron vận động - vốn là những tế bào trong bộ não và tủy sống kiểm soát chức năng cơ bắp, cho tới khi người bị mắc phải khó hoặc không thể đi lại, nói chuyện, nuốt và thở.

Các triệu chứng ALS thường bắt đầu bằng việc nói líu nhíu hoặc yếu cơ và co giật, rồi trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Thời gian sống sót trung bình của người bệnh là 3 năm sau khi được chẩn đoán.

Dù hiện tại không có thuốc chữa ALS, nhưng tình trạng người bệnh có thể được kiểm soát bằng thuốc, trị liệu vật lý, trị liệu bằng lao động và trị liệu giọng nói. Một số bệnh nhân cũng dùng thiết bị thông để giúp họ thở.

Ai có thể bị ALS?

Hiện các bác sĩ không hoàn toàn chắc điều gì gây nên ALS, dù có vẻ có một thành phần mang tính di truyền ở một số người. 

Bệnh này thường được chẩn đoán ở những người tuổi từ 40-60, và đàn ông dường như dễ bị hơn phụ nữ, ít nhất là trước tuổi 65, Bệnh viện Mayo cho biết.

Trường hợp Stephen Hawking hiếm như thế nào?

Theo Hiệp hội ALS, chỉ 5% bệnh nhân ALS sống lâu hơn 20 năm và hầu như không có trường hợp nào sống được 50 năm hoặc hơn. 

"Điều này khá không đặc trưng" - Lucie Bruijn, trưởng nhóm các nhà khoa học của Hiệp hội ALS, cho biết. Bà nói thêm rằng mình không biết trường hợp nào bị ALS mà sống lâu hơn Hawking. 

Hawking cũng có thể là người không bị mất trí nhớ mà một số người mắc ALS thường phải trải qua ở giai đoạn cuối của căn bệnh này.

Làm thế nào Hawking sống lâu như thế với căn bệnh ALS?

Bruijn cho biết các nhà nghiên cứu không chắc lắm: "ALS là một chứng rối loạn phức tạp, và mỗi hành trình đều có sự biến đổi rất đáng kinh ngạc. 

Chúng tôi đang làm việc với các đội ngũ trên toàn cầu, cố gắng hiểu quá trình bệnh của mỗi người, tính di truyền học của họ như thế nào và họ đã tiếp xúc với điều gì. Từ đó chúng tôi hi vọng có thể giải câu đố này".

Với chỉ một vài trường hợp sống cực kỳ lâu được ghi nhận, Bruijn cho rằng chưa đủ dữ liệu để đưa ra kết luận nhờ đâu họ sống lâu, dù có thể đó là sự kết hợp nào đó của gen, môi trường và chăm sóc y tế. 

Bruijn cho biết loại nơron vận động bị ảnh hưởng bởi ALS của bệnh nhân cũng có thể góp phần quan trọng, đồng thời lưu ý rằng các nơron vận động kiểm soát chuyển động mắt thường chống lại bệnh ALS lâu hơn nhiều so với những nơron trong bộ não và tủy sống. 

"Các nơron vận động đó có gì khác biệt so với những nơron trong tủy sống và bộ não? Chưa có câu trả lời, nhưng tôi nghĩ những nơron đó có thể cho chúng ta manh mối", bà nói.

"Hiểu được cách những tế bào đó ngăn chặn cái chết có thể giúp các nhà khoa học hiểu được sự sống lâu dài", bà thêm.

Định mệnh nghiệt ngã của thiên tài vật lý Stephen Hawking

TTO - Cuộc đời Stephen Hawking đầy trắc trở và bi kịch. Ông lấy nguồn cảm hứng từ trên trời, định mệnh lại luôn muốn kéo ông xuống đất. Nhưng ông không chịu đầu hàng.

NHÃ THANH (Theo Time)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp