11/05/2018 17:32 GMT+7

Phẫu thuật trong bệnh lý van tim hậu thấp tim

ThS.Bs Phan Thị Mỹ Hạnh - Viện Tim TP HCM
ThS.Bs Phan Thị Mỹ Hạnh - Viện Tim TP HCM

Bệnh tim mạch là một trong những nhóm bệnh lý nguy hiểm được ví như “sát thủ thầm lặng” gây tử vong cao.

Phẫu thuật trong bệnh lý van tim hậu thấp tim - Ảnh 1.

Theo số liệu thống kê của tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam, số người chết vì tim mạch chiếm tới 33% tổng số người tử vong. Con số này cho thấy sự phổ biến và mức độ nguy hiểm của các bệnh lý về tim mạch

Bệnh tim mạch bao gồm nhiều loại bệnh lý khác nhau, có thể kể đến các bệnh nguy hại phổ biến như tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, suy tim, đột quỵ và nhồi máu cơ tim, bệnh động mạch vành, xơ vữa động mạch,..vv. Bệnh tim không có, hoặc có rất ít triệu chứng hay biểu hiện cụ thể, bệnh tiến triển thầm lặng và khó nhận biết. Trong đó, bệnh lý van tim hậu thấp tại Việt Nam có tỷ lệ mắc bệnh cao so với thế giới do môi trường và điều kiện sống còn kém.

Loại bệnh này hay gặp ở những vùng có khí hậu ẩm ướt, nhiệt đới gió mùa như ở Việt Nam. Bệnh có nguyên nhân do tình trạng nhiễm vi trùng Streptococus beta Hemolytique. Khi bị nhiễm loại vi trùng này, cơ thể sẽ sản sinh ra một loại kháng thể chống lại nó. Mà bản thân các kháng nguyên là loại vi trùng có cấu trúc gần giống với cấu trúc của mô khớp và van tim. Nên khi kháng thể tấn công tiêu diệt vi trùng nó cũng tấn công làm tổn thương mô khớp và van tim làm cho khớp bị sưng lên, còn van tim thì biến dạng gây ra hẹp hở van tim. Từ đó đưa đến suy tim, thậm chí tử vong.

Phẫu thuật trong bệnh lý van tim hậu thấp tim - Ảnh 2.

Việc điều trị bệnh van tim hậu thấp cũng khá phức tạp và tốn kém, vì vậy phòng ngừa bệnh cần được đề cao, tránh lạnh quá, nóng quá, nhà cửa và cơ quan làm việc phải sạch sẽ, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, điều trị triệt để các bệnh mũi xoang.

Trong các trường hợp khi có chỉ định phẫu thuật van tim, trường hợp nào được bác sĩ tư vấn thay hoặc sửa van tim? Và ý nghĩa của việc thay hoặc sửa van tim ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật là một vấn đề người bệnh đặc biệt quan tâm.

Phẫu thuật trong điều trị van tim hậu thấp có 02 loại phẫu thuật: Tạo hình van ( sửa van) và thay van tim

1.Tạo hình van: khi mức độ tổn thương van không quá nặng các phẫu thuật viên có thể cắt, sửa các mép van bị dính trong bệnh hẹp van tim hoặc cắt, khâu dây chằng, đặt vòng van làm thu hẹp đường kính vòng van trong bệnh hở van tim.

Phẫu thuật tạo hình van thường sử dụng trong bệnh lý van 2 lá. Nếu tổn thương van động mạch chủ hay van động mạch phổi thường sẽ phải thay van, tỉ lệ tạo hình van thấp.

Ưu điểm của tạo hình van là do tổ chức van tự nhiên được bảo tồn nên sau mổ tạo hình van nguy cơ nhiễm trùng van giảm nhiều, thời gian sử dụng thuốc kháng đông cũng ngắn hơn (trung bình 6 tháng, nếu không có các chỉ định khác)

2. Thay van tim: khi tổn thương quá nặng không phù hợp cho sửa van, bệnh nhân sẽ được thay van tim cơ học hoặc sinh học.

- Van cơ học: làm từ vật liệu nhân tạo (titan, carbon…) ưu điểm là có độ bền cao, có thể dùng suốt đời mà không bị thoái hóa về cấu trúc tuy nhiên, bệnh nhân cần được theo dõi, điều trị kháng đông suốt đời (đòi hỏi người bệnh phải có sự hiểu biết và tự trang bị các thiết bị chuyên dụng để theo dõi thay đổi đáp ứng của cơ thể trong quá trình điều trị thuốc kháng đông)

- Van sinh học: làm từ vật liệu tự nhiên (màng tim heo, bò…) đã qua xử lý để loại bỏ các thành phần gây thải ghép ( van dị loài ) hoặc van lấy từ người hiến tạng (van đồng loài), ưu điểm sau thay van sinh học thời gian uống kháng đông ngắn hơn (thường 6 tháng sau mổ) nhưng van sẽ bị thoái hóa theo thời gian, trung bình van được sử dụng 10-15 năm tùy cơ địa từng người và chi phí phẫu thuật cao hơn so với van cơ học.

                             Van sinh học:                                                           Van cơ học:

Phẫu thuật trong bệnh lý van tim hậu thấp tim - Ảnh 3.
Phẫu thuật trong bệnh lý van tim hậu thấp tim - Ảnh 4.

Từ những ưu điềm và những hạn chế đặt ra trong phẫu thuật thay van tim có thể nói không có loại van nào được xem là tốt nhất, việc thay van cơ học hay sinh học là do bác sỹ tim mạch sẽ tư vấn cho bệnh nhân sau khi cân nhắc thật kỹ về tuổi tác, kỳ vọng sống, trình độ văn hóa và kinh tế, triển vọng mang thai trong tương lai và các điều kiện y tế khác…

Điển hình đối với bệnh nhân nữ còn trẻ chưa lập gia đình giải pháp phù hợp là thay van sinh học để có cơ hội thực hiện thiên chức làm mẹ: mang thai và sinh con. Sau 10-15 năm, khi van sinh học mất chức năng và tuổi sinh đẻ đã qua, bệnh nhân sẽ phẫu thuật thay van cơ học và dùng kháng đông suốt quãng đời còn lại. Còn đối với bệnh nhân nam sẽ thích hợp với van tim cơ học tuy nhiên đòi hỏi người bệnh phải có sự hiểu biết nhất định về ngưỡng điều trị thuốc kháng đông tốt và phải kiểm soát độ loãng máu định kỳ thường xuyên.

Còn đối với bệnh nhân nam sẽ thích hợp với van cơ học hơn nếu có hiểu biết về ngưỡng điều trị thuốc kháng đông tốt và điều kiện kiểm soát độ loãng máu định kỳ. Trước khi phẫu thuật các bệnh lý van tim, bệnh nhân cần được tư vấn từ bác sỹ tim mạch lý do cần thay hoặc sửa van tim. Đồng thời người bệnh cũng nện mạnh dạn nói rõ cho bác sĩ hiểu thấu đáo nhu cầu bản thân, điều kiện kinh tế, hoàn cảnh sống và làm việc của mình từ đó bác sỹ sẽ giúp BN chọn lựa thay loại van nào thích hợp nhất và đừng ngần ngại đặt câu hỏi với BS vì phẫu thuật van tim là biến cố quan trọng trong cuộc đời mỗi người.

ThS.Bs Phan Thị Mỹ Hạnh - Viện Tim TP HCM
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp