24/12/2024 08:18 GMT+7

Phẫu thuật gắp con giun dài 14cm trong mắt bệnh nhân

Sáng 24-12, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa cho biết các bác sĩ của bệnh viện vừa phẫu thuật thành công, gắp một con giun dài 14cm dưới kết mạc mắt trái của bệnh nhân. Đây là ca bệnh hiếm gặp trong lĩnh vực nhãn khoa.

Phẫu thuật gắp con giun dài 14cm trong mắt bệnh nhân - Ảnh 1.

Hình ảnh con giun dài 14cm vừa được gắp ra từ mắt của bệnh nhân N.N.B. - Ảnh: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa cung cấp

Theo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, bệnh nhân là N.N.B., 68 tuổi, trú tại TP Sầm Sơn, nhập viện trong tình trạng khó chịu ở mắt trái, với các triệu chứng như: cộm, vướng, nóng rát, ngứa ngáy kéo dài, chảy nước mắt liên tục kèm cảm giác nhìn mờ và đau nhức mắt trái.

Sau khi khám lâm sàng, soi mắt bệnh nhân dưới kính hiển vi, các bác sĩ phát hiện một ký sinh trùng trong suốt, hình dạng giống giun chỉ dài khoảng 14cm, đường kính 0,5mm đang chuyển động tại vùng thái dương dưới kết mạc nhãn cầu.

Các bác sĩ đã phẫu thuật gắp được con giun dài 14cm ra khỏi kết mạc mắt của bệnh nhân. Sau ca phẫu thuật, mắt của bệnh nhân cải thiện rõ rệt, không còn triệu chứng cộm, ngứa và đau nhức.

Phẫu thuật gắp con giun dài 14cm trong mắt bệnh nhân - Ảnh 2.

Mắt của bệnh nhân N.N.B. trước khi được gắp con giun ra ngoài - Ảnh: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa cung cấp

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Mai - khoa mắt Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, sau khi nhiễm ấu trùng giun vào cơ thể người, ấu trùng giun di chuyển đến các bộ phận, phát triển ở đó và có thể gây tổn thương các bộ phận trên cơ thể người.

Ở bệnh nhân N.N.B., con giun phát triển ở dưới kết mạc mắt. Rất may là bệnh nhân được phẫu thuật gắp con giun ra kịp thời, nếu không sẽ bị tổn thương mắt.

Qua đây, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa khuyến cáo biện pháp để phòng tránh nhiễm giun ký sinh ở mắt và nhiễm ký sinh trùng vào cơ thể người cần rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, sau khi tiếp xúc với chó, mèo hoặc khi nghịch bẩn.

Tránh ăn các loại thực phẩm sống như: tiết canh, gỏi cá; các loại thịt nấu chưa chín, rau sống. Đảm bảo nguồn nước uống sạch và an toàn.

Tẩy giun định kỳ cho vật nuôi để tránh ký sinh trùng lây nhiễm sang người.

Nếu có các triệu chứng bất thường như đau nhức mắt, cộm, chảy nước mắt không rõ nguyên nhân, nhìn mờ, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa mắt để được thăm khám và điều trị sớm.

Phẫu thuật gắp con giun dài 14cm trong mắt bệnh nhân - Ảnh 3.Bác sĩ phát hiện giun sống dưới mí mắt của một phụ nữ

Theo Live Science, một nhân viên văn phòng ở Bắc Kinh (Trung Quốc) đã mắc phải bệnh nhiễm ký sinh trùng khiến giun phát triển dưới mí mắt phải của cô. Đây được xem là trường hợp y khoa hiếm gặp.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp