Một góc điện gió Phú Lạc (Bình Thuận) - Ảnh: Q.Khải |
Cụ thể, tại khu điện gió Phú Lạc (công suất 24MW, đã vận hành) với 400ha, ông Thịnh cho biết đang tiếp tục đầu tư điện mặt trời tại đây với công suất khoảng 100MW, trong năm 2018 sẽ đầu tư hạng mục đầu tiên với công suất 30MW.
Sau đó, công ty tiếp tục phát triển mô hình trồng rau sạch, trang trại chăn nuôi gia súc theo mô hình du lịch sinh thái. Việc này nhằm tới việc có thêm nguồn thu sớm thu hồi vốn trong điều kiện giá điện gió hiện nay (7,8 cent/kW) được các nhà đầu tư cho là còn thấp.
Ngoài dự án điện gió Phú Lạc, Công ty cổ phần phong điện Thuận Bình cho biết dự kiến triển khai tiếp 4 dự án điện gió khác ở Đắc Lắc, Gia Lai với tổng công suất các dự án 500MW.
Điện gió Phú Lạc được xem là một trong những dự án điện gió hiếm hoi hiện đại được đầu tư ở Việt Nam theo công nghệ Đan Mạch do Công ty Vestas cung cấp thiết bị.
Theo chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của VN đến năm 2030, tầm nhìn 2050, tổng công suất điện gió đến năm 2020 đạt 800MW. Tuy nhiên tổng công suất lắp đặt đến hiện nay chỉ đạt 160MW (gồm điện gió Bạc Liêu; Tuy Phong, Phú Lạc, Phú Quý thuộc tỉnh Bình Thuận…).
Theo ông Thịnh, với giá điện gió hiện nay rất khó để các nhà đầu tư tham gia triển khai các dự án điện gió để đạt được con số 800MW vào năm 2020. Cũng theo ông Thịnh, Hiệp hội điện gió đã đề xuất Bộ Công thương, Chính phủ nâng giá mua điện gió lên 9,5 cent/kWh từ năm 2016.
Tổng vốn đầu tư của các dự án trên là 2 tỉ USD.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận