Thực hiện nghiên cứu, các chuyên gia đến từ Trung tâm Chăm sóc sức khỏe và nghiên cứu ung thư Olivia Newton - John (ONJ) đã tác động vào quá trình phục hồi ở các bộ phận bị tổn thương trong cơ thể người bệnh và kìm hãm các tế bào ung thư ở trạng thái "an toàn" trước khi các tế bào này phát triển và lan rộng ra khắp cơ thể. Cụ thể, thay vì nhắm đến các tế bào ung thư, các nhà khoa học can thiệp vào quá trình chữa lành vết thương của các bạch cầu, vốn được biết đến có khả năng chống ung thư.
Thông thường, khi cơ thể bị tổn thương, protein HCK sẽ "phát tín hiệu" cho các tế bào bạch cầu thực hiện vai trò chữa lành vết thương bằng cách tăng cường các tế bào da và che phủ vết thương đó.
Tuy nhiên, các nhà khoa học đã phát hiện ra các tế bào ung thư "chiếm đoạt" khả năng chữa lành trên và lợi dụng chức năng của bạch cầu để "nhân bản" thay vì sản sinh thêm các tế bào da. Do đó, bằng cách ngăn cản các protein HCK và bạch cầu chuyển sang trạng thái chữa lành vết thương ở cơ thể người bệnh, các nhà khoa học đã có thể kìm hãm sự phát triển của các khối u trong cơ thể.
Phương pháp này đã phát huy hiệu quả trong điều trị ung thư đại tràng và ung thư dạ dày. Nhà khoa học Matthias Ernst, trưởng nhóm nghiên cứu, tin rằng phương pháp này có thể áp dụng điều trị cho các bệnh ung thư khác.
Ông cho biết dựa trên nghiên cứu này, các nhà khoa học đang phát triển một loại thuốc có khả năng "đóng băng" hoạt động của protein HCK và bạch cầu để hỗ trợ cho việc điều trị bệnh nhân ung thư.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận