13/12/2024 18:10 GMT+7

Phát triển cà phê chưa bền vững, tìm giải pháp canh tác thông minh cho nông dân

Khí hậu ngày càng phức tạp, gây mất mùa nên nông dân cần thay đổi phương thức cũ bằng việc trồng cà phê thông minh để thích ứng với biến đổi khí hậu.

Canh tác cà phê thông minh cây mới sai trái, được mùa, bà con mới khá giả - Ảnh 1.

Nông dân Đắk Lắk thu hoạch cà phê - Ảnh: THẾ THẾ

Các giải pháp canh tác cà phê hiệu quả, mang lại giá trị cao đã được nêu ra và thảo luận tại hội nghị sơ kết chương trình canh tác cà phê thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu niên vụ 2023 - 2024. 

Hội nghị do Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền phối hợp với Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên tổ chức tại TP Buôn Ma Thuột vào chiều 13-12.

Tìm giải pháp canh tác cà phê thông minh cho nông dân

Ông Ngô Văn Đông - tổng giám đốc Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền - cho biết cà phê là nông sản xuất khẩu quan trọng thứ 2 sau lúa gạo và năm 2024 dự kiến kim ngạch xuất khẩu có thể đạt mốc 5,5 tỉ USD. 

Tuy nhiên phát triển cà phê chưa bền vững, đầu tư phân bón vẫn chiếm tỉ lệ cao trong giá thành và thay đổi khi thị trường có biến động.

Giá cà phê tăng, người dân bón phân tăng, giá giảm sẽ bón giảm, không tuân thủ hướng dẫn của khuyến nông và các nhà khoa học làm vườn cây thiếu bền vững, sâu bệnh. 

Đặc biệt, bệnh từ đất tăng đột biến làm năng suất và chất lượng cà phê không ổn định, diện tích phải tái canh tăng lên.

Một hiện tượng phổ biến gần đây là tình trạng xen cà phê với các cây trồng khác, đặc biệt là cây ăn trái như sầu riêng, bơ và cây công nghiệp cao su, hồ tiêu… nhưng chưa có quy trình canh tác phù hợp cho hệ thống trồng xen.

Cũng theo ông Đông, do khí hậu ngày càng khắc nghiệt nên đơn vị cùng nhiều nhà khoa học, quản lý nông nghiệp địa phương đã tổ chức nghiên cứu tìm giải pháp "canh tác thông minh" để chống biến đổi khí hậu.

'Canh tác cà phê thông minh' để chống biến đổi khí hậu - Ảnh 2.

Ông Ngô Văn Đông - tổng giám đốc Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền - cho biết về mục tiêu triển khai chương trình canh tác cà phê thông minh, chống biến đổi khí hậu - Ảnh: THẾ THẾ

Chương trình có mục tiêu xây dựng quy trình canh tác cà phê thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu áp dụng cho vùng Tây Nguyên. Qua đó giúp nông dân giảm chi phí, tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trong canh tác, hướng đến phát triển cà phê bền vững và giảm phát thải khí nhà kính.

Chương trình có sự đồng hành của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên và trung tâm khuyến nông của 5 tỉnh Tây Nguyên cùng nhiều chuyên gia trong hội đồng khoa học kỹ thuật của công ty.

Triển khai 15 mô hình ở 5 tỉnh Tây Nguyên

Cũng theo ông Đông, với mục tiêu trên, trong niên vụ 2024 - 2025, chương trình triển khai thực hiện ở 5 tỉnh Tây Nguyên gồm: Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai và Kon Tum.

Với cách tiếp cận vừa khoa học vừa thực tiễn, chương trình đã thu thập 200 mẫu đất để phân tích trên 2.300 chỉ tiêu nông hóa, tiến hành điều tra trên 500 hộ sản xuất cà phê để đánh giá thực trạng sức khỏe đất...

Từ các nghiên cứu, các nhà khoa học nông nghiệp triển khai 15 mô hình tại 5 tỉnh Tây Nguyên với việc sử dụng các sản phẩm phân bón mới của Bình Điền như: phân bón cải tạo đất, phân bón có bổ sung vi sinh vật…

Theo kết quả đánh giá sơ bộ, các mô hình đạt được kết quả khá tốt, năng suất và hiệu quả kinh tế sản xuất sầu riêng tăng. Với cà phê và hồ tiêu, tuy chưa thu hoạch nhưng chất lượng vườn cây được cải thiện, dự báo năng suất và hiệu quả cũng sẽ tăng cao…

Phát triển cà phê chưa bền vững, tìm giải pháp canh tác thông minh cho nông dân - Ảnh 3.

Ông Nguyễn Văn Bộ - nguyên giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam - nói về lợi ích các mô hình canh tác thông minh - Ảnh: THẾ THẾ

Nói thêm về việc này, ông Nguyễn Văn Bộ - nguyên giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam - cho rằng quá trình nghiên cứu 2024 là bước tạo đà để năm 2025 nghiên cứu sâu về cách canh tác cà phê thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu. Giúp nông dân có quy trình chuẩn về cách chăm sóc cây cà phê sao cho đạt hiệu quả cao nhất.

"Việc chăm sóc cây cà phê của người dân còn dựa theo kinh nghiệm cá nhân (chưa có quy trình), tập quán canh tác của địa phương nên kém hiệu quả. Ngoài ra, nhiều mô hình trồng xen chưa có thiết kế ngay từ đầu gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Nông dân phải hiểu, nắm chắc việc bón phân cân đối hợp lý, đúng thời điểm, liều lượng, tỉ lệ mới đem đến hiệu quả cao", ông Bộ thông tin.

Đắk Lắk chiếm 30% sản lượng cà phê cả nước

Theo Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk, hiện toàn tỉnh có diện tích 210.000ha, hằng năm thu hoạch đạt hơn 520.000 tấn cà phê, chiếm trên hơn 30% sản lượng cà phê toàn quốc.

Cà phê của Đắk Lắk đã xuất khẩu sang hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới. Năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu của Đắk Lắk đạt 1,586 tỉ USD, trong đó riêng cà phê đạt hơn 819 triệu USD, chiếm hơn 50% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.

'Canh tác cà phê thông minh' để chống biến đổi khí hậu - Ảnh 5.Phát triển 495 mô hình canh tác lúa thông minh cho năng suất vượt trội

TTO - Tính đến vụ hè thu năm 2022, 13 tỉnh, thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã thực hiện được 495 ruộng mô hình trình diễn, với diện tích 247,5ha trong chương trình canh tác lúa thông minh.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp