15/05/2024 15:32 GMT+7

Phạt tiền, buộc quét đường sẽ không còn thói quen tiện đâu xả rác đó?

Không chỉ Việt Nam, nhiều nước khác cũng gặp vấn nạn kênh rạch, sông ngòi bị ô nhiễm, rác thải bủa vây. Kinh nghiệm xử lý người xả rác ở nước ngoài ra sao?

Rác nổi lềnh bềnh trên kênh Willow Brook ở thành phố Leicester, Anh - Ảnh: LEICESTER CITY

Rác nổi lềnh bềnh trên kênh Willow Brook ở thành phố Leicester, Anh - Ảnh: LEICESTER CITY

Dù có thói quen xấu "tiện đâu quăng đó", nhưng theo nhiều bạn đọc, mỗi khi đi du lịch nước ngoài, người Việt vẫn buộc phải thích nghi với hoàn cảnh do lo sợ bị phạt.

Vậy Việt Nam có thể áp dụng các hình thức xử phạt mạnh tay như nước ngoài không?

Singapore: xả rác có thể bị kiện ra tòa 

Singapore vốn nổi tiếng nghiêm khắc về mặt luật pháp với vấn nạn xả rác, bất kể hình thức nào. Người xả rác có thể bị phạt đến 300 đô la Singapore (khoảng 5,6 triệu đồng) cho lần vi phạm đầu tiên, theo Channel News Asia

Ngoài ra, những ai xả rác từ nhà cao tầng sẽ bị kiện ra tòa. Khi bị kết án tại tòa, người đó có thể bị phạt tiền và buộc khắc phục hậu quả.

Theo thống kê, từ năm 2020 đến 2022 Singapore đã ban hành tới 2.200 lệnh khắc phục hậu quả, yêu cầu những người vi phạm nhiều lần phải dọn dẹp các khu vực công cộng, đông người qua lại. Thời gian khắc phục hậu quả tối thiểu 3 giờ, tối đa 12 giờ.

Do xử phạt mạnh tay nên số người xả rác ở quốc gia này giảm rõ rệt. 

Cơ quan Môi trường quốc gia (NEA) cho biết trong năm 2023, họ đã xuất 18.600 biên lai xử phạt xả rác, giảm 1.400 biên lai so với năm 2022.

Anh: Phạt 150 bảng Anh, nhưng chủ yếu kêu gọi tự giác

Tháng 3 vừa qua, UOCEAN - một tổ chức phi lợi nhuận xử lý rác thải nhựa trên kênh, sông và đại dương - bắt đầu lắp đặt một hàng rào nổi làm bằng nhựa, trải dài 23-26m bắc qua sông Soar, nhằm ngăn chặn rác thải từ thành phố Leicester (Anh) trôi đến vùng nông thôn.

Đài BBC cho biết chi phí 25.000 bảng Anh (gần 800 triệu đồng) để lắp đặt hàng rào do các doanh nghiệp địa phương tài trợ.

Chiêu "dĩ độc trị độc" này giúp tiết kiệm thời gian lẫn công sức làm sạch sông Soar, nơi các tình nguyện viên UOCEAN từng vớt được 10 tấn rác trong 3 năm.

Một nghiên cứu do tờ The Guardian đề cập năm 2019 cho thấy nhựa chiếm tới 59% lượng rác thải được tìm thấy dọc hai bên và trong lòng kênh rạch ở Anh và Xứ Wales.

Tổ chức Canal & River Trust, chịu trách nhiệm quản lý mạng lưới đường thủy ở Anh, đã quan trắc 2.000 dặm kênh đào và giao thông đường sông từ 25 địa điểm ở nông thôn và thành thị để đi đến kết luận này.

Với việc ban hành hình phạt lên đến 150 bảng Anh (4,8 triệu đồng) đối với người vứt rác không đúng nơi quy định, bình quân, mỗi chính quyền địa phương ghi nhận và xử phạt chưa tới một vụ xả rác mỗi tuần, The Guardian cho biết.

Chính quyền chủ yếu trông cậy vào tinh thần tự giác, hỗ trợ từ cộng đồng địa phương và các tổ chức xã hội khác.

Ngoài ra, chính quyền cũng kêu gọi các cá nhân và doanh nghiệp chung tay làm sạch kênh rạch gần nhà, cũng như phản ánh đến cơ quan chức năng khi phát hiện người xả rác.

Phạt người xả rác như phạt uống bia rượu khi lái xe, được không?

Theo tôi, đầu tiên là giáo dục ý thức. Vấn đề này gồm 2 phần. Thứ nhất, đưa vào dạy trong trường học, dạy về cộng đồng, môi trường... Thứ hai, tuyên truyền từng nhà dân.

Tiếp theo, phải có sự can thiệp mạnh của chính quyền. Cụ thể, như chính quyền nên lắp camera giám sát. Phải phạt nặng và lao động công ích vài ngày.

Thời gian qua vẫn còn xả rác bừa bãi, thậm chí không xử lý được vì chính quyền không mạnh tay.

Ngay khu phố tôi ở, người dân lấn hẻm, chiếm sân chung, quăng rác nhưng phản ánh nhiều lần nhưng địa phương không giải quyết.

Bạn đọc Thúy

Nếu ở Việt Nam ta phạt người xả rác như phạt uống bia rượu khi lái xe, thử coi Việt Nam sạch đẹp thua Singpore không?

Các lễ hội ngoài trung tâm quận 1, giới trẻ vẫn xả rác. Hãy bắt tại trận (hoặc phạt nguội) cho người xả rác quét dọn đường một tuần, thậm chí một tháng xem còn dám xả rác, gây ô nhiễm môi trường?

Bạn đọc Tấn Luân

Thăm dò ý kiến

Để hạn chế tình trạng xả rác tràn lan như hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng chính quyền phải có những biện pháp xử phạt quyết liệt hơn nữa. Theo bạn, những biện pháp đó là:

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

Thương kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè lềnh bềnh rác, cộng đồng mạng truy Thương kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè lềnh bềnh rác, cộng đồng mạng truy 'hung thủ'

Sau bài viết của Tuổi Trẻ Online phản ánh cá và rác nổi lềnh bềnh trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (TP.HCM) sau cơn mưa đầu mùa, cộng đồng mạng lập tức dậy sóng.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp