27/04/2024 11:47 GMT+7

Phạt nguội xe máy: Nghĩ mà giật mình

Tại hội nghị sơ kết an toàn giao thông ba tháng đầu năm 2024, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng đề nghị tăng cường kiểm soát, phạt nguội đối với người đi xe máy.

Người lái xe không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, chạy ngược chiều sẽ bị phạt nguội. Trong ảnh: giao thông rối loạn góc phố Quốc Tử Giám, Hà Nội sáng 24-4 - Ảnh: T.T.D.

Người lái xe không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, chạy ngược chiều sẽ bị phạt nguội. Trong ảnh: giao thông rối loạn góc phố Quốc Tử Giám, Hà Nội sáng 24-4 - Ảnh: T.T.D.

Nghe đề xuất này, không ít người giật mình bởi lâu nay rất nhiều xe máy vi phạm giao thông nhưng chưa được xử lý nghiêm. Nay mở rộng phạt nguội, chắc là sẽ gặp rắc rối to nếu cứ duy trì cái kiểu đi đứng như bấy lâu nay.

Thực tế giao thông tại Hà Nội, TP.HCM cho thấy có thể dễ dàng bắt gặp cảnh người đi xe máy vi phạm luật giao thông. Ở những "điểm nóng" hay ùn tắc lại càng có nhiều người đi phạm luật.

Bên này lấn trái, bên kia leo lề, dòng xe hàng chục chiếc nối nhau sai cùng một lỗi. Nếu có camera ở những nơi này, mỗi ngày có bao nhiêu người sẽ nhận được thông báo phạt nguội? Mỗi ngày, một chỗ thôi, có thể số người vi phạm có mà đếm xuể.

Đúng thôi, xe máy có ưu điểm cơ động, nên chuyện chạy nối đuôi vượt đèn đỏ, chạy ngược chiều một chút... nhưng lâu nay không đủ "tai mắt" để phạt, chấn chỉnh nên vi phạm luật diễn ra nhiều vô kể. Riết đã thành "lệ", nhiều tình huống xe máy được vi phạm luật mà không bị xử phạt.

Cả nước có hơn 70 triệu xe máy đang lưu thông. Việc phạt nguội đã thực hiện hàng chục năm nhưng còn tùy từng tỉnh thành, có nơi gắt gao, nơi vẫn còn thả lỏng.

Thực tế hạ tầng nhiều nơi đường sá chật hẹp, để nhanh, để tiện, chuyện quên luật diễn ra phổ biến. Anh lái ô tô vì "to xác" nên dễ bị vịn. Anh đi xe máy thì dễ được xí xóa, ngó lơ. Cứ thế người đi xe máy đã quen chạy quên luật.

Và một khi nếu làm nghiêm, phạt nguội cả người đi xe máy, ít nhiều cũng gây sốc chứ chẳng đơn giản đâu.

Do vậy, khi tăng cường phạt nguội với người đi xe máy cần có lộ trình, nâng dần mức cảnh báo, răn đe.

Chẳng hạn tập trung phạt những lỗi cố ý, có thể gây nguy hiểm như phóng nhanh, vượt ẩu, lấn làn, chạy ngược chiều, không đội mũ bảo hiểm... ở những nơi hạ tầng rất tốt, nơi có mạng lưới phương tiện công cộng tốt (như ở trung tâm thành phố chẳng hạn).

Một khi phạt nguội đã có tác dụng, chắc chắn sẽ hình thành văn hóa giao thông, tuân thủ luật lệ khi ra đường. Khi đó mọi người "đi đứng ngay hàng thẳng lối", không giành đường, không khóa đường... lại giúp cho giao thông trật tự hơn, kể cả trong điều kiện hạ tầng chật hẹp.

Tất nhiên để phạt nguội được người đi xe máy còn nhiều thứ phải giải quyết,. Chẳng hạn như người vi phạm không phải chủ xe; thông báo xử phạt được gửi đến chủ xe nhưng xe đã bán; chủ xe đăng ký thường trú một nơi nhưng ở nơi khác...

Rồi những thói quen lâu nay sẽ cần phải điều chỉnh như cho người khác mượn xe rồi vi phạm, bán xe phải làm thủ tục sang tên... để tránh bị rắc rối về sau.

Chắc chắn, những rắc rối vướng mắc khi phạt nguội người đi xe máy vi phạm, nếu được mở rộng và làm nghiêm, rồi cũng sẽ được tháo gỡ và chỉnh sửa.

Nhưng ngay lúc này, ý kiến đề xuất của bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cũng khiến chúng ta phải suy nghĩ: hãy điều chỉnh, đừng rước vào phiền toái, đừng trở thành người vi phạm chỉ vì thói quen "lơ là, quên luật giao thông".

Đừng nghĩ rằng phạt nguội là cho mấy anh đi ô tô, mà là cả người đi xe máy và người đi bộ khi tham gia giao thông.

Phạt nguội xe máy với chủ xe hay người lái?Phạt nguội xe máy với chủ xe hay người lái?

Tại hội nghị sơ kết an toàn giao thông ba tháng đầu năm 2024, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng đánh giá lực lượng chức năng đã làm tốt việc phạt nguội người đi ô tô vi phạm.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp