29/09/2024 18:47 GMT+7

Phát hiện thiên hà mới, nghi là ‘mắt xích còn thiếu’ trong lịch sử vũ trụ

Các nhà khoa học mới đây đã phát hiện vật thể với dấu hiệu ánh sáng chưa từng được nhìn thấy trước đó, và nghi là ‘mắt xích còn thiếu’ trong lịch sử hình thành vũ trụ.

Phát hiện thiên hà mới, nghi là ‘mắt xích còn thiếu’ trong lịch sử vũ trụ - Ảnh 1.

Vật thể GS-NDG-9422 được kính thiên hà James Webb ghi nhận - Ảnh: NASA/ESA/CSA

Theo trang Sci News, một thiên hà với dấu hiệu ánh sáng chưa từng được thấy trong vũ trụ trước đây đã được các nhà thiên văn học khám phá ra khi sử dụng kính viễn vọng không gian James Webb - loại kính viễn vọng không gian tiên tiến nhất hiện nay.

Vật thể này được gắn nhãn JADES-GS+53.12175-27.79763 (gọi tắt là GS-NDG-9422) và nằm cách Trái đất khoảng 13 tỉ năm ánh sáng.

Được hình thành từ rất sớm và gần như là trong giai đoạn sơ khai của vũ trụ, vật thể này được dự đoán có thể giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về quá trình tiến hóa của các thiên hà ngay từ thời điểm ban đầu của vũ trụ, cung cấp thêm dữ liệu về cách các ngôi sao và thiên hà hình thành trong thời kỳ sơ khai.

Do ánh sáng phát ra từ nó rất lạ và chưa từng được ghi nhận trước đây, các nhà khoa học đang nghi ngờ vật thể này có thể chính là liên kết còn thiếu trong quá trình tiến hóa của các thiên hà, giữa những ngôi sao đầu tiên của vũ trụ và các thiên hà mà chúng ta đã được biết.

“Ý nghĩ đầu tiên của tôi khi nhìn vào quang phổ của thiên hà này là nó thật kỳ lạ, và đó chính xác là những điều mà kính viễn vọng Webb được thiết kế: khám phá những hiện tượng hoàn toàn mới trong vũ trụ sơ khai, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cách mà câu chuyện vũ trụ bắt đầu”, tiến sĩ Alex Cameron, nhà thiên văn học tại Đại học Oxford và là thành viên nhóm nghiên cứu, chia sẻ.

Trong vũ trụ hiện tại, các ngôi sao nóng và lớn điển hình có nhiệt độ dao động từ 40.000 đến 50.000 độ C.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lại phát hiện trong thiên hà GS-NDG-9422 có những ngôi sao nóng hơn 80.000 độ C.

Họ nghi ngờ rằng thiên hà này đang trải qua một giai đoạn tuy ngắn ngủi nhưng lại rất mạnh mẽ của quá trình hình thành các ngôi sao mới bên trong một đám mây khí dày đặc. Chính những mây khí này là nơi chứa nhiều nguyên liệu cần thiết cho việc hình thành các ngôi sao mới, như khí hydro và helium.

Do đó, thiên hà này đã sản sinh ra một số lượng lớn các ngôi sao lớn và nóng hơn mức thông thường.

“Chúng tôi biết rằng thiên hà này không có nhóm sao Quần thể III - tức những ngôi sao thuộc thế hệ đầu tiên của vũ trụ, vì dữ liệu từ Webb cho thấy các ngôi sao thuộc thiên hà này có tinh vân khá phức tạp về thành phần hóa học.

Tuy nhiên, các ngôi sao của GS-NDG-9422 khác với những ngôi sao mà chúng ta đã quen thuộc. Vì vậy, nó có thể là hướng dẫn để chúng ta hiểu cách mà các thiên hà chuyển từ các ngôi sao nguyên thủy sang các loại thiên hà mà chúng ta vẫn thường thấy”, tiến sĩ Harley Katz, nhà vật lý thiên văn lý thuyết tại Đại học Oxford và Đại học Chicago, nhận xét.

"Chúng tôi vẫn đang ở giai đoạn đầu để hiểu hơn về những khám phá mới này", tiến sĩ Cameron cho biết.

Nghiên cứu trên đã được công bố trên tạp chí khoa học Monthly Notices of the Royal Astronomical Society.

Phát hiện thiên hà mới, nghi là ‘mắt xích còn thiếu’ trong lịch sử vũ trụ - Ảnh 4.Kính thiên văn James Webb ghi lại cảnh hợp nhất các thiên hà

Hình ảnh được James Webb ghi lại cho thấy hai thiên hà chậm rãi hòa quyện trong màn sương mờ bao gồm các ngôi sao và khí, giống như chú chim cánh cụt đang ôm quả trứng vào lòng để bảo vệ.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp