Phóng to |
Ban đầu, nhóm nghiên cứu của Viện Nghiên cứu khoa học địa chất (ĐH Curtin) được Hội đồng Nghiên cứu Úc cho phép sử dụng dữ liệu trọng lực và địa hình mà vệ tinh thu thập được để phát triển bản đồ Trái đất có độ phân giải cao. Sau đó họ áp dụng kỹ thuật tương tự để nghiên cứu Mặt trăng.
Các nhà khoa học chỉ tập trung việc xác định hai vùng trũng ở phần tối của Mặt trăng, nhưng quyết định mở rộng phạm vi nghiên cứu ra toàn Mặt trăng. Phần tối của Mặt trăng là thách thức với nhiều nhà khoa học vì không thể theo dõi quỹ đạo bay của các vệ tinh quanh Mặt trăng từ Trái đất khi chúng ở phía mặt xa.
"Đã có nhiều miệng núi lửa được xác định từ quan sát quang học hoặc từ hình dạng địa hình. Chúng tôi muốn vận dụng kỹ thuật này để mở rộng tìm kiếm đến những đối tượng không dễ xác định" - giáo sư Will Featherstone, thành viên nhóm nghiên cứu, nói với AFP.
Kết quả, nhóm nghiên cứu phát hiện 280 miệng núi lửa trên Mặt trăng chưa hề được xác định, trong đó có 66 miệng núi lửa quan sát được rõ nhất.
Giáo sư Featherstone tỏ ra lạc quan về những phát hiện mới trong tương lai, khi họ vận dụng kỹ thuật này để nghiên cứu dữ liệu trọng lực mà vệ tinh GRAIL của NASA gửi về. Ngoài Mặt trăng và Trái đất, nhóm nghiên cứu của giáo sư Featherstone đang phát triển bản đồ sao Hỏa độ rõ nét cao.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận