04/07/2017 15:30 GMT+7

​Phát hiện sớm và phòng ngừa bệnh lác mắt ở trẻ em

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Đắk Lắk
Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Đắk Lắk

Bệnh lác mắt hay lé là khi ta nhìn một vật nào đó, hai mắt không thẳng hàng mà có một mắt nhìn lệch đi so với mắt bên kia.

Lác mắt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, lác bẩm sinh hoặc mắc phải khi còn nhỏ, ngoài ra còn có yếu tố di truyền. Bệnh có thể ảnh hướng tới thẩm mỹ, sức khỏe và thị lực của trẻ. Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh lác mắt có thể chữa khỏi.

Tuy nhiên, đa số trẻ đến khám và điều trị muộn, gây ảnh hưởng đến thị lực, có những trẻ bị bệnh lác mắt còn kèm theo các tật khúc xạ. Nguyên nhân là do rối loạn vận động nhãn cầu dẫn tới lệch trục nhãn cầu hay rối loạn chức năng của mắt như nhược thị, mất thị giác hai mắt.

Tỷ lệ chữa khỏi bệnh lác mắt là khá cao, tuy nhiên còn tùy thuộc vào việc trẻ có được điều trị sớm hay không. Trước khi tiến hành điều trị, trẻ cần được đánh giá về chức năng của mắt, đo độ lác, chẩn đoán hình thái và các biểu hiện bất thường của nhãn cầu.

Triệu chứng đơn giản nhất là thấy được hai mắt lệch nhau do người xung quanh phát hiện ra hoặc soi gương, một số trường hợp lác nhỏ hoặc lác ẩn thì khó phát hiện, người bệnh cảm thấy mỏi mắt thường xuyên, khả năng tập trung kém, nhìn mờ do tật khúc xạ kèm theo hoặc do nhược thị.

Để phòng tránh bệnh lác mắt ở trẻ, các bậc cha mẹ cần quan tâm thường xuyên đến trẻ, khi thấy trẻ có biểu hiện mắt nhìn không bình thường, nhìn lệch, nhìn nghiêng hay quay đầu khi nhìn, mắt lé… cần đưa trẻ đến khám ở bệnh viện chuyên khoa mắt để được khám, tư vấn điều trị kịp thời và đúng phương pháp.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Đắk Lắk
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp