Theo người nhà cho biết, trước đó bé có triệu chứng ngứa mắt, thường xuyên dụi mắt, trên lông mi có nhiều vật thể bám vào, trị bằng nước muối sinh lý không giảm.
Bác sĩ khám phát hiện ổ rận ở mi mắt, tiến hành lấy sạch rận, trứng rận ở lông mi. Sau đó hướng dẫn cụ thể về cách chăm sóc mắt tránh lây lan, tái nhiễm.
Theo bác sĩ Lê Viết Pháp, rận mi còn có tên khoa học Pthirus pubis, là động vật chân đốt hút máu, một loài ký sinh ở người. Pthirus pubis thường sống trong môi trường lông mu, cũng thường thấy ở vùng có lông khác như ngực, nách và mi mắt.
Rận mi ở trẻ có thể lây nhiễm trong quá trình tiếp xúc giữa cha mẹ bị nhiễm bệnh và con cái, hoặc lây truyền gián tiếp qua quần áo hoặc khăn tắm bị nhiễm.
Các triệu chứng rận mi mắt bao gồm kích thích mạn tính và ngứa mi, nguyên nhân là do khi rận chích hút, nước bọt của chúng sẽ gây dị ứng, phân và nước bọt của chúng có thể gây ra viêm kết hoặc viêm giác mạc mắt.
Bác sĩ khuyến cáo khi mắt bị ngứa từ râm ran đến dữ dội, cơn ngứa khiến người bệnh không kiềm chế được hành động dụi mắt; có thể nổi mẩn đỏ vùng mi mắt; sưng, nặng mi mắt, chảy nước mắt hoặc có ghèn khi thức dậy buổi sáng... cần đến bệnh viện khám mắt ngay.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận