Hơn một tháng qua, nhóm khai quật đã thực hiện việc khai quật trên diện tích 300m2 tại công trường khai thác đá cổ ở dãy núi An Tôn và phát hiện nền của các lán trại - nơi những người thợ sinh sống trong thời gian khai thác, chế tác đá để xây dựng Thành nhà Hồ. Nền lán trại được làm bằng đất sét trộn đá dăm, còn tương đối vững chắc.
Bên cạnh đó là những lớp đá dăm cổ dày tới 80cm (do quá trình tách, đục đẽo từ các phiến đá lớn thải ra), trải rộng trên mặt bằng hàng trăm mét. Điều đó có thể nhận định rằng khi triều nhà Hồ cho khai thác đá tại núi An Tôn để xây dựng Thành nhà Hồ được làm chủ yếu bằng thủ công, với số người tham gia rất đông. Ngoài ra, trên mặt bằng của dãy núi An Tôn còn tìm thấy một số hiện vật đồ dùng sinh hoạt như mảnh bát vỡ, đồ sành sứ thời Trần - Hồ...
Theo tiến sĩ Trần Anh Dũng, qua khai quật lần này còn phát hiện hai viên đá khối vuông vức, với các vết đục đẽo tinh xảo, tương đối hoàn chỉnh, giống với những viên đá xây dựng Thành nhà Hồ.
Phóng to |
Một hố khai quật khảo cổ học tại công trường khai thác đá cổ ở núi An Tôn, xã Vĩnh Yên, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) - Ảnh: Hà Đồng |
Phóng to |
Tiến sĩ Trần Anh Dũng ở Viện Khảo cổ học Việt Nam bên một phiến đá cổ đã được chế tác tương đối hoàn chỉnh để xây dựng Thành nhà Hồ, vừa được phát hiện tại công trường khai thác đá cổ ở núi An Tôn, xã Vĩnh Yên, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) - Ảnh: Hà Đồng |
Phóng to |
Vết đục đẽo còn in khá rõ trên mặt một phiến đá cổ vừa được phát hiện tại công trường khai thác đá cổ ở núi An Tôn, xã Vĩnh Yên, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) - Ảnh: Hà Đồng |
Đây là lần khai quật khảo cổ học đầu tiên tại công trường khai thác đá cổ này nhằm nghiên cứu, đánh giá giá trị, đề xuất phương án bảo vệ, bảo tồn và bổ sung tư liệu phát huy giá trị di sản thế giới Thành nhà Hồ để từ đó, hồ sơ di tích, góp phần phục vụ kế hoạch tổ chức đón nhận bằng di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ, dự kiến vào tháng 6- 2012.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận