Tại Ấn Độ Dương phía nam Sri Lanka, có một nơi được gọi là vùng trũng Geoid, kéo dài 2,1 triệu km. Đây cũng là nơi lực hấp dẫn của Trái đất ở mức yếu nhất. Nhiều năm qua, các nhà khoa học vẫn chưa hiểu tại sao lại như vậy.
Mới đây, nhóm nghiên cứu từ Viện Khoa học Ấn Độ cho hay họ đã tìm ra lời giải, theo trang Popular Mechanics.
Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Geophysical Research Letters, nhóm khoa học gia Ấn Độ cho biết họ đã chạy hàng chục mô phỏng trên máy tính về nguồn gốc của vùng trũng Geoid.
Kết quả, họ phát hiện chuyển động của lớp phủ Trái đất tại khu vực Ấn Độ Dương đã làm giảm lực hấp dẫn của hành tinh chúng ta.
Lớp phủ Trái đất tại khu vực trên vốn dĩ là đại dương cổ Tethys. Đại dương này hình thành cách đây 250 triệu năm, nhưng những biến đổi địa chất qua các thời kỳ khiến nó chỉ còn là lớp bao phủ Trái đất ở dưới Ấn Độ Dương. Vì vậy nó còn được các nhà khảo cổ gọi là đại dương "ma".
Con người chỉ biết tới Tethys nhờ các nhà địa chất tìm thấy hóa thạch của các sinh vật từng sống trong lòng đại dương này trong các lớp đá tại dãy núi Himalaya.
Qua phân tích, người ta biết rằng các lớp hóa thạch này đã từng nằm dưới nước, trước khi thềm lục địa Ấn Độ bắt đầu bị biến đổi địa chất qua các thời kỳ đẩy dần lên.
Các nhà cổ sinh vật học cũng nhận thấy đại dương "ma" Tethys có tầm quan trọng đặc biệt do phần lớn các thềm biển trên thế giới nằm cạnh rìa của nó trong một gian dài.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận