Phát hiện này đã được đăng trên tạp chí Microchemical. Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã phân tích chất cặn trong những chiếc bình đất nung được tìm thấy trong một hang động trên núi Kronio, gần vùng Agrigento của Italy.
Nhà hóa học Enrico Greco thuộc Đại học Catania cho rằng khu vực này có thể là địa điểm linh thiêng để dâng vật phẩm cho các vị thần.
Các bình đất nung được để trong hang nên không bị chôn vùi và chất cặn trong bình được bảo quản qua nhiều thế kỷ dù đã đông cứng.
Các công nghệ phân tích, trong đó có phương pháp cộng hưởng từ hạt nhân, cho thấy có thành phần axit tartaric, một axit cơ bản trong nho.
Các nhà nghiên cứu đã loại trừ đây là cặn chất béo có nguồn gốc từ thịt hay dầu, và do không có dấu vết của hạt hay vỏ nho, nhóm nghiên cứu kết luận đây là dấu vết của nho lên men. Sau đó. các nhà khảo cổ xác định niên đại của mẫu vật bằng cách so sánh với các bình gốm khác ở các địa điểm gần đó.
Phát hiện trên rất quan trọng vì nó chứng tỏ nho lên men đã có từ thiên niên kỷ thứ 4 trước Công nguyên, tức là sớm hơn khoảng 3000 năm so với những vết tích đầu tiên của nghề trồng nho được ghi nhận trước đây tại Italy.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn thận trọng chưa khẳng định chắc chắn đây có phải là rượu vang cổ xưa nhất trên thế giới hay không.
Trước đó, các nhà nghiên cứu cũng đã phát hiện vết tích cùng niên đại tại Armenia, song đây dường như là đồ uống từ lựu lên men chứ không phải nho. Ngoài ra, còn có những dấu vết cổ xưa hơn về gạo lên men tại Trung Quốc.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận