24/06/2024 10:37 GMT+7

Phát hiện mới ở người trải qua cận tử

55% những người từng trải nghiệm ngoài cơ thể, hay xuất hồn, đã thay đổi sâu sắc, trong khi 40% xem đây là trải nghiệm tuyệt vời nhất trong cuộc đời họ.

Trải nghiệm ngoài cơ thể (OBE) hay còn được gọi là xuất hồn - Ảnh minh họa: Getty Images

Trải nghiệm ngoài cơ thể (OBE) hay còn được gọi là xuất hồn - Ảnh minh họa: Getty Images

Theo trang ScienceAlert ngày 23-6, trải nghiệm ngoài cơ thể, hay xuất hồn, được biết có thể xảy ra trong nhiều tình huống, bao gồm khi con người cận kề cái chết (cận tử) hoặc khi bị thôi miên.

Trải nghiệm này có thể để lại ấn tượng sâu sắc và lâu dài cho những người trải qua điều đó. Theo một bài báo năm 1982, có tới 15% người tham gia nghiên cứu khi đó đã trải qua ít nhất một lần OBE vào một thời điểm nào đó trong đời.

Mới đây, một nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Virginia (Mỹ) đã xem xét kỹ hơn mối quan hệ giữa OBE và sự đồng cảm, cũng như các cơ chế có thể có của não bộ đằng sau mối quan hệ này.

Đặc biệt, nhóm nghiên cứu tập trung vào sự biến mất của bản ngã - khi con người mất đi ý thức về bản thân và cảm thấy kết nối nhiều hơn với mọi thứ xung quanh. Họ dẫn một cuộc khảo sát trước đây cho biết có 55% trong số những người trải qua OBE nói họ đã thay đổi sâu sắc sau đó, trong khi 40% xem OBE là trải nghiệm tuyệt vời nhất trong cuộc đời họ.

Nghiên cứu ghi nhận sau khi xuất hồn, con người thường nhận thức rõ hơn về nhu cầu của những người khác và thể hiện sự kiên nhẫn hơn với người khác. Đây chính là lúc họ xuất hiện sự đồng cảm khi họ hiểu hơn và muốn chia sẻ cảm xúc của người khác.

Chính những cảm giác đặc trưng của OBE là sự thoát ly và bị tách ra khỏi thế giới vật chất đã dẫn đến sự biến mất của bản ngã. Điều này sau đó sẽ phát triển thành việc mong muốn củng cố mối quan hệ với những người khác.

Về cơ chế đứng sau hiện tượng này, nghiên cứu của Đại học Virginia chỉ ra sự liên quan của vùng tiếp giáp giữa thùy đỉnh và thùy thái dương (TPJ) - chịu trách nhiệm xử lý cảm giác về vị trí của chúng ta trong không gian vật lý và quản lý thông tin đầu vào từ các giác quan.

Theo nhóm nghiên cứu, TPJ gắn liền với bản ngã của chúng ta và có thể bị gián đoạn trong và sau OBE. Ngoài ra, các nghiên cứu trước đây từng chỉ ra rằng những trục trặc trong khu vực này có liên quan đến OBE.

"Việc khám phá, sàng lọc và áp dụng các phương pháp để nâng cao sự đồng cảm ở mỗi con người, dù là thông qua việc làm biến mất bản ngã liên quan đến OBE hay các phương pháp tiếp cận khác, là một cách thức thú vị có ý nghĩa sâu sắc đối với mỗi cá nhân và xã hội nói chung", các nhà nghiên cứu cho biết.

Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Neuroscience & Behavioral Reviews.

Giải mã bí ẩn cận tử - khoa học nói gì? - Kỳ 4: Sống tốt hơn sau lần đến ngưỡng cửa cái chếtGiải mã bí ẩn cận tử - khoa học nói gì? - Kỳ 4: Sống tốt hơn sau lần đến ngưỡng cửa cái chết

Giới y học chưa chính thức công nhận hiện tượng trải nghiệm cận kề cái chết, nhưng các công trình nghiên cứu cho thấy trải nghiệm này đã góp phần thay đổi đáng kể cuộc sống của những người sống sót.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp