Theo NASA, chùm hơi nước đó có thể chứa các thành phần hóa học cho sự sống trên Mặt trăng.
Bà Sara Faggi, nhà thiên văn học hành tinh tại Trung tâm Chuyến bay không gian Goddard của NASA, cho biết một nghiên cứu đầy đủ về chùm hơi nước khổng lồ đang được các nhà khoa học xem xét.
Theo trang Nature, đây không phải lần đầu tiên các nhà khoa học nhìn thấy mặt trăng Enceladus phun nước, nhưng góc nhìn rộng hơn và độ nhạy cao hơn của kính viễn vọng mới cho thấy các tia hơi nước bắn vào không gian xa hơn nhiều so với nhận thức trước đây.
Công bố trên tạp chí The Planetary Science Journal, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế cho hay kết quả phân tích cho thấy các tia nước chứa khí methane, carbon dioxide và amoniac - các phân tử hữu cơ chứa các khối xây dựng hóa học cần thiết cho sự phát triển của sự sống.
Mặt trăng Enceladus có đường kính 504,2km, hoàn toàn được bọc trong một lớp băng nước dày, nhưng các phép đo về vòng quay của Mặt trăng cho thấy có một đại dương rộng lớn ẩn bên dưới lớp vỏ đóng băng đó.
Các nhà khoa học cho rằng các tia nước mà JWST và Cassini cảm nhận được đến từ các lỗ thông thủy nhiệt dưới đáy đại dương.
Đây là một giả thuyết được nhiều nhà khoa học ủng hộ bởi sự hiện diện của silica, một thành phần phổ biến trong lớp vỏ của Enceladus và trong các đám hơi nước phun vào không gian.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận