Qua nghiên cứu mẫu máu của 21 tình nguyện viên được yêu cầu ăn một bữa ăn 500 calo, nhịn ăn trong 24 giờ và sau đó ăn một bữa ăn 500 calo khác, các nhà nghiên cứu đã xác định được sự gia tăng của một hợp chất gọi là axit arachidonic do nhịn ăn, theo trang Science Alert.
Axit arachidonic là chất béo có liên quan đến tình trạng viêm nhiễm.
Nhà miễn dịch học Clare Bryant ở Đại học Cambridge cho biết: “Điều này đưa ra lời giải thích tiềm năng về cách thay đổi chế độ ăn uống của chúng ta - đặc biệt là bằng cách nhịn ăn - bảo vệ cơ thể khỏi tình trạng viêm nhiễm, đặc biệt là dạng gây hại gây ra nhiều bệnh liên quan đến chế độ ăn nhiều calo của phương Tây”.
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm trên các tế bào được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm và phát hiện ra axit arachidonic đã làm giảm hoạt động của phức hợp protein có tên là inflammasome NLRP3.
Inflammasomes là cơ chế kích hoạt tình trạng viêm và NLRP3 - là loại chuông báo động yêu cầu hệ thống miễn dịch nhanh chóng hành động. Có vẻ như đây là con đường mà việc nhịn ăn giúp giảm viêm.
Điều này đặt ra một số mối liên hệ thú vị, đặc biệt là aspirin cũng được biết là có tương tác với NLRP3. Chất gây viêm cũng đang được các nhà khoa học đặt câu hỏi liên quan đến các bệnh như Alzheimer.
Nhà miễn dịch học Bryant cho biết: “Điều trở nên rõ ràng trong những năm gần đây là một loại vi rút đặc biệt, vi rút NLRP3, rất quan trọng trong một số bệnh chính như béo phì và xơ vữa động mạch, cũng như trong bệnh Alzheimer và Parkinson” .
"Còn quá sớm để nói liệu việc nhịn ăn có chống lại các bệnh như Alzheimer và Parkinson hay không vì tác dụng của axit arachidonic chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm số lượng tài liệu khoa học chỉ ra lợi ích sức khỏe của việc hạn chế calo", bà Bryant nói.
Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Cell Reports.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận